Chính phủ Lào vẫn đang hỗ trợ người dân trong khu vực bị ảnh hưởng.
Ảnh: Reuters
Tuyên bố trên được đưa ra trong cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao Lào
tổ chức để đánh giá về tình hình lũ lụt tại Lào và tiến độ khắc phục sự cố vỡ đập
thủy điện Xepian - Xenamnoy thuộc tỉnh Attapeu.
Ngoài lãnh đạo Bộ Ngoại giao Lào, tham dự và chủ trì cuộc họp báo
còn có lãnh đạo các Bộ Năng lượng và Mỏ; Bộ Y tế và Bộ Lao động và Phúc lợi xã
hội của Lào.
Ngoài ra, tham dự cuộc họp báo còn có đại diện các cơ quan ngoại
giao, các tổ chức quốc tế, đông đảo phóng viên trong và ngoài nước cùng đại diện
các bộ ngành liên quan của Lào.
Trước đó, Liên minh Cứu sông Mekong (Save the Mekong - StM) gồm
các tổ chức phi chính phủ, các nhóm cộng đồng và các công dân quan tâm đến tình
hình khu vực Mekong đã phát đi lời kêu gọi dừng tất cả dự án thủy điện
Mekong sau thảm họa tại Lào. Lời kêu gọi bày tỏ sự bàng hoàng và mối quan ngại
đến vụ vỡ đập thuỷ điện Xepian - Xenamnoy.
Hiện Chính phủ Lào đang phối hợp với các đoàn công tác trong và
ngoài nước nỗ lực khác phục hậu quả sự cố, hỗ trợ người dân khu vực bị ảnh hưởng
sớm khôi phục cuộc sống thường nhật.
Theo StM, sự cố vỡ đập tại thủy điện Xepian - Xenamnoy không phải
là một thảm họa tự nhiên, mà là thảm họa do sai sót của các nhà thầu xây dựng đập
thủy điện. Liên minh này cũng cho rằng, với kế hoạch xây dựng 11 dự án thủy điện
trên dòng chính sông Mekong và 120 dự án đập khác trên các phụ lưu đến năm 2040
thì các cộng đồng Lào và cộng đồng sống ven sông Mekong sẽ ngày càng dễ bị tổn
thương trước những thảm họa tương tự vụ vỡ đập tại Lào và theo đó là các vấn đề
môi trường nghiêm trọng.
Theo SGGP