(HBĐT) - Một "cuộc chiến kinh tế” được cho là có thể hình thành sau khi Tổng thống Mỹ D.Trump "cấm cửa” đối với các công ty làm ăn với Iran. Hàng loạt công ty nước ngoài lớn đã và đang rời khỏi Iran nhằm tránh đòn trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, cả Iran và một số đối tác, trong đó có châu âu, vẫn kiên quyết duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran, cũng như dùng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ lợi ích kinh tế trước đe dọa trừng phạt của Mỹ.
Một số nhà phân tích đặt ra tình huống về một
cuộc chiến tranh "nóng” giữa Iran và Mỹ sau khi quan hệ hai nước liên tục bị
đẩy lên căng thẳng. Tuy nhiên, lãnh tụ tinh thần tối cao Iran, éại giáo chủ
A.Khamenei khẳng định, sẽ không có chiến tranh hay đàm phán với Mỹ. Đây là quan
điểm cứng rắn từ phía Iran sau khi Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối
với quốc gia Hồi giáo. Đại giáo chủ Khamenei khẳng định, những biện pháp trừng
phạt của Mỹ không gây tác động đối với các vấn đề hiện nay ở Iran. Tuy
nhiên, thực tế, lệnh trừng phạt của Mỹ đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế
vừa mới phục hồi chưa được bao lâu của Iran, kể từ sau khi thỏa thuận hạt nhân
mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) mà nước này ký với các
cường quốc nhóm P5+1 hồi năm 2015 có hiệu lực. Dư luận đặc biệt quan ngại về
khả năng của đồng nội tệ rial của Iran, vốn mất khoảng 50% giá trị kể từ tháng
4 vừa qua.
Với mục tiêu gây sức ép tối đa về kinh tế đối với
Iran, gói trừng phạt thứ nhất của chính quyền Trump nhắm vào các giao dịch mua
USD, kim loại quý và những mặt hàng xuất khẩu của Iran. Gói thứ hai nhằm "triệt
tiêu” nguồn thu từ dầu mỏ của quốc gia Trung éông, dự kiến có hiệu lực vào
tháng 11 tới. Nền kinh tế Iran
đang hứng chịu những khó khăn như tỷ giá hối đoái sụt giảm, thị trường tài
chính rối ren và giá cả tăng cao. Đối phó cuộc khủng hoảng tài chính, Iran đã gấp rút
đưa ra dự luật cứu trợ tài chính để ngăn đồng rial tiếp đà lao dốc. Iran đã cấm
xuất khẩu hơn 10 loại sản phẩm nông nghiệp để bảo đảm cung cấp cho thị trường
trong nước. Có nhà phân tích nhận định, "trong con mắt của các nước bên ngoài, Iran đã khởi
động mô hình kinh tế thời chiến”. Mới đây, quốc gia Hồi giáo tiếp nhận năm máy
bay mới từ công ty sản xuất máy bay ATR liên doanh giữa Pháp và Italy.
Trước sức ép của Mỹ, có nhiều đồn đoán về khả năng Iran sẽ bị buộc quay lại bàn đàm phán sau khi Mỹ
rút khỏi JCPOA và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran. Tuy nhiên, giới chức Iran nhiều lần
bác bỏ khả năng tiến hành các cuộc đàm phán này cho rằng Mỹ không còn đáng tin
sau khi nước này vi phạm những cam kết trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân. éể
chứng tỏ sẵn sàng cho mọi tình huống, Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran thường
xuyên tiến hành các cuộc diễn tập quân sự ở vùng Vịnh để đối phó những mối đe
dọa tiềm tàng. Bất chấp chương trình tên lửa của Iran là nguyên nhân chủ yếu
gây ra căng thẳng giữa nước này với Mỹ, Iran mới đây công bố loại tên lửa đạn
đạo tầm ngắn thế hệ mới Fateh Mobin sản xuất trong nước. Iran nhấn mạnh, sức ép và cuộc chiến tranh tâm
lý nhằm vào Iran
càng dữ dội thì quyết tâm của họ tăng cường sức mạnh quốc phòng về mọi mặt càng
lớn.
Châu âu cũng bị đẩy vào thế đối đầu với Mỹ liên quan
thỏa thuận hạt nhân Iran.
éại diện cấp cao phụ trách chính
sách an ninh và đối ngoại châu âu F.Mogherini tuyên bố, châu âu tiếp tục khuyến
khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng cường làm ăn với Iran. Chính phủ
éức đã lên tiếng bày tỏ phản đối những biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran, cho rằng
điều này vi phạm luật pháp quốc tế. éức cảnh báo quyết định của Tổng thống Mỹ
có thể làm gia tăng bất ổn tại Trung éông và thúc đẩy các thế lực cực đoan
trong khu vực. Trong khi đó, các công ty châu âu có nguy cơ thua lỗ hàng chục
tỷ ơ-rô trong những thương vụ với Iran. Mặc dù Liên hiệp châu âu (EU)
bảo đảm kích hoạt "Quy chế phong tỏa” nhằm bảo vệ các công ty châu âu khỏi lệnh
trừng phạt của Mỹ, song nhiều công ty lớn đã vội vàng rút khỏi Iran bởi họ
không muốn bị rơi vào những tranh cãi với Mỹ.
Hiện nhiều quốc gia châu âu cũng như Nga, Trung Quốc,
Thổ Nhĩ Kỳ đều phản đối các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Iran, bởi cho
rằng chính sách của Mỹ đối với quốc gia Hồi giáo sẽ tác động tiêu cực tới tình
hình an ninh khu vực và quốc tế, gây ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế
của các nước này. Iran
cũng đã sẵn sàng cho một cuộc chiến kinh tế với Mỹ được dự báo sẽ vô cùng khốc
liệt.
Vũ Tùng (TH)
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký duyệt Luật Chi tiêu quốc phòng (NDAA) tài khóa 2019. Đây là dự luật được Thượng nghị sĩ John S. McCain đệ trình và sẽ cung cấp mức chi tiêu quốc phòng 716 tỷ USD trong tài khóa 2019.
Châu Âu đã bênh vực Thổ Nhĩ Kỳ trước nguy cơ cuộc khủng hoảng kinh tế tại nước này tác động tới hệ thống kinh tế Châu Âu do đòn trừng phạt của Mỹ.
Reuters dẫn các nguồn tin cảnh sát địa phương tại Italy cho biết, ít nhất 10 người đã thiệt mạng và 20 phương tiện giao thông chịu ảnh hưởng của vụ sập cầu cạn Morandi xảy ra vào trưa 14-8, tại thành phố cảng Genoa ở phía bắc nước này.
Giữa lúc căng thẳng với Mỹ leo thang, Iran ngày 13/8 đã công bố thế hệ tên lửa Fateh tầm ngắn mới. Động thái diễn ra chỉ vài ngày sau khi quân đội nước này tiến hành vụ phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên trong hơn một năm qua.
Ngày 12-8, Ủy ban Khẩn cấp Tajikistan cho biết đã có ba nhà leo núi người Nga cùng hai thành viên phi hành đoàn thiệt mạng khi một chiếc máy bay lên thẳng Mi-8 chở 15 nhà leo núi gặp trục trặc và buộc phải hạ cánh khẩn cấp trên dãy núi Pamir ở miền đông Tajikistan.
Sputniknews đưa tin, ngày 12/8, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng hội nghị thượng đỉnh của nhóm Bộ Tứ Normandy (Pháp, Đức, Nga và Ukraine) nên được nhóm họp chỉ sau khi thực hiện thành công những hiệp định trước đó về cuộc khủng hoảng Ukraine vốn đã đạt được.