17 năm sau ngày xảy ra các vụ tấn công khủng bố tại nước Mỹ, cướp đi sinh mạng của gần 3.000 người, sáng 11/9, đông đảo người dân nước này đã tập trung tại nhiều địa điểm để làm lễ tưởng niệm những nạn nhân vô tội.

 


Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng phu nhân Melania Trump tưởng niệm các nạn nhân vô tội. (Nguồn: usatoday).

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cùng phu nhân Melania Trump đánh dấu 17 năm xảy ra vụ khủng bố kinh hoàng này bằng chuyến viếng thăm cánh đồng ở thị trấn Shanksville, bang Pennsylvania, để dự lễ tưởng niệm được tổ chức tại khu vực nơi chuyến bay xấu số mang số hiệu 93 lao xuống.

Chiếc máy bay của hãng hàng không United Airlines là một trong 4 máy bay bị các phần tử khủng bố Al-Qaeda khống chế trong ngày định mệnh 11/9/2001.

Dự kiến, Tổng thống Trump và phu nhân sẽ tới thăm công trình Tháp Tiếng nói vừa mới khai trương tại khu vực Đài tưởng niệm chuyến bay mang số hiệu 93.

Công trình này cao khoảng 30m với điểm nổi bật là trên tháp có gắn 40 chiếc chuông gió, mỗi chiếc được điều chỉnh và định vị để phát lên thanh âm riêng biệt, tượng trưng cho 40 hành khách và phi hành đoàn đã tử nạn.

Chuyến bay United 93 cất cánh vào 8 giờ 42 sáng 11/9/2001, trễ 42 phút so với dự định. Khi không tặc xâm chiếm máy bay, các hành khách đã được người thân thông báo qua điện thoại về chuyện xảy ra ở New York khi 2 chiếc máy bay khác bị bọn khủng bố kiểm soát đã đâm vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới.

Khi biết máy bay bị biến thành vũ khí khủng bố, các hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay đã tìm cách giành lại quyền kiểm soát máy bay.

Để chống lại sự kháng cự này, các không tặc đã cho máy bay lao xuống cánh đồng ở Shanksville, khiến toàn bộ 40 hành khách và phi hành đoàn tử nạn.

Nhờ sự dũng cảm của các hành khách và phi hành đoàn, United 93 là chiếc máy bay duy nhất không tới được mục tiêu của bọn khủng bố là thủ đô Washington. Những hành khách thiệt mạng trên chuyến bay định mệnh này đã được tôn vinh như những người hùng.

Trong khi đó, tại New York, trong cơn mưa nhỏ và làn sương mù, thân nhân những nạn nhân đã thiệt mạng trong các vụ khủng bố này tập trung tại Khu vực số 0 (Ground Zero), nay là Bảo tàng Tưởng niệm các nạn nhân vụ 11/9 và khu Trung tâm Thương mại Thế giới mới, để tưởng nhớ những người đã khuất.

Trong số những quan chức tham dự buổi lễ có Thống đốc bang New York Andrew Cuomo, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley và Thị trưởng New York Mayor Bill de Blasio, cùng vời những người tiền nhiệm.

Họ đã dành phút tưởng niệm tại Đài Tưởng niệm quốc gia 11/9 vào đúng 8h46' và 9h03' - cũng là hai thời điểm không tặc điều khiển hai chiếc máy bay đầu tiên đâm vào tháp phia Bắc và phía Nam của tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới.

Tên của gần 3.000 nạn nhân thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ đã một lần nữa được đọc lên tại đây. Giám đốc Bảo tàng Alice Greenwald đã kêu gọi mọi người dân đoàn kết và sát cành cùng nhau để vượt qua nỗi đau.

Sàn giao dịch chứng khoán New York cũng dành phút mặc niệm vào 9h20', trong khi Sở Vứu hỏa thành phố cũng chào đón thân nhân các nạn nhân xấu số. Nơi đây cũng đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề với 343 nhân viên cứu hỏa thiệt mạng trong ngày định mệnh 11/9/2001.

17 năm đã trôi qua nhưng cả thế giới nói chung và người Mỹ nói riêng vẫn không thể quên được những giây phút kinh hoàng trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu ngày 11/9/2011.

Trong vụ tấn công này, từ lúc 8 giờ 46 đến 10 giờ 03, những kẻ không tặc đã khống chế và cướp 4 máy bay dân dụng Mỹ lần lượt đâm vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới ở New York, Lầu Năm Góc và một khu vực gần Shanksville, bang Pennsylvania. Vụ khủng bố đã cướp đi sinh mạng của 2.997 người.

Trùm khủng bố Osama bin Laden và mạng lưới al-Qaeda sau đó đã nhận là thủ phạm. Sau sự kiện bi thảm này, Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu và mở cuộc chiến tại Afghanistan.

Tháng 5/2011, đặc nhiệm Mỹ đã tiêu diệt Osama bin Laden trong cuộc đột kích tại Abbottabad, Pakistan.

Các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 đến nay được coi là một cột mốc trong nền chính trị thế giới, đặc biệt là nước Mỹ, để lại nhiều tác động lâu dài./.


         Theo Việt Nam Plus

 


Các tin khác


Mỹ đang thảo luận về cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai với Triều Tiên

Ngày 10/9, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết, công tác đối thoại về cuộc gặp thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang diễn ra.

Nga tố cáo máy bay Mỹ ném bom hóa học xuống thị trấn của Syria

Ngày 9/9, truyền thông khu vực dẫn thông báo của quân đội Nga cho hay 2 máy bay Mỹ đã ném bom xuống thị trấn thuộc tỉnh Deir Ez-Zor của Syria.

Ông Trump hoan nghênh Triều Tiên không phô diễn tên lửa hạt nhân

Ngày 9/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un "đã không phô diễn các tên lửa hạt nhân như thường thấy" trong cuộc diễu binh cùng ngày chào mừng 70 năm ngày Quốc khánh Triều Tiên.

Reuters: Không quân Nga và Syria oanh tạc dữ dội chiến trường Idlib

Reuters đưa tin, cư dân địa phương và các nhân viên cứu hộ cho biết, máy bay phản lực của Nga và Syria đã nối lại các cuộc không kích dữ dội ở tỉnh Idlib và Hama trong ngày 9/9.

Bạo lực gia tăng ở I-rắc

Theo Roi-tơ, sáng 7-9, quân đội I-rắc cho biết, ba quả đạn cối đã được bắn vào Vùng xanh ở thủ đô Bát-đa, nơi đặt trụ sở các cơ quan chính phủ và đại sứ quán.

Nhật Bản hứng thêm động đất, ít nhất bảy người chết

Ngày 6-9, truyền thông Nhật Bản đưa tin, một trận động đất mạnh 6,7 độ richte xảy ra làm tê liệt khu vực phía bắc đảo Hokkaido, làm ít nhất bảy người chết, hơn 30 người mất tích và 126 người bị thương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục