Ngày 5-12, phát biểu với TASS về kết quả cuộc họp kín diễn ra một ngày trước đó về vấn đề Iran tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), đại diện chính thức của Nga tại LHQ Fedor Strzizhovsky nhấn mạnh rằng, cuộc họp đã kết thúc mà không thể đưa ra tuyên bố chung, cũng như kế hoạch hành động nào sau đó.
Tại cuộc họp nói trên, Nga đã kêu gọi tiến hành đối thoại mang
tính xây dựng và tôn trọng lẫn nhau với Iran, thay vì áp đặt trừng phạt cấm
vận. Nhà ngoại giao Nga đồng thời khẳng định lập trường của Moscow: "Chúng tôi
không cho rằng Iran đã vi phạm Nghị quyết 2231 của HĐBA LHQ, theo đó cấm Iran
thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tên lửa đạn đạo được thiết kế với
khả năng mang vũ khí hạt nhân”. Ngoài ra, Nga cũng kêu gọi các thành viên HĐBA
LHQ nên quan tâm tới quan điểm của Nga, cho rằng cần phải xây dựng một cơ chế
an ninh tại Vịnh Persic.
Ông Strzhizhovsky lưu ý rằng, dù đề nghị
triệu tập cuộc họp này song Anh và Pháp đã không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào
cho thấy Tehran vi phạm Nghị quyết 2231, mà chỉ tuyên bố chung chung rằng loại
tên lửa mà Iran phóng hôm 1-12 vừa qua là vượt quá nhu cầu phòng vệ hợp pháp.
Cụ thể, các đại diện của Anh và Pháp tuyên bố rằng, họ coi việc phóng tên lửa
của Iran không phải là một sự vi phạm trực tiếp, mà là "một sự khác biệt” so
với yêu cầu của nghị quyết 2231. Trong khi đó, đại diện của Mỹ tại LHQ Nikki
Haley một lần nữa hối thúc HĐBA lên án hành động phóng tên lửa của Tehran, mà
không viện dẫn lý do cụ thể.
Về phần mình, phái đoàn Iran tại LHQ
khẳng định, Tehran không vi phạm nghị quyết của HĐBA và loại tên lửa phóng thử
được thiết kế chỉ có khả năng mang đầu đạn thông thường, hoàn toàn không phải
là đầu đạn hạt nhân. Tuyên bố nêu rõ Iran chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ
tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân trong tương lai.
Ngày
1-12 vừa qua, Iran đã tiến hành thử nghiệm một tên lửa đạn đạo tầm trung. Ngay
sau động thái trên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích Tehran, cho rằng vụ
thử nghiệm này vi phạm Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm
Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức), cũng như Nghị quyết 2231 của HĐBA LHQ.
TheoNhanDan
AFP đưa tin ngày 2/12, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng đáp ứng những mong muốn của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, nếu chính quyền Bình Nhưỡng có các động thái phi hạt nhân hóa.
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, ngày 2/12, Argentina và Trung Quốc đã nhất trí mở rộng mối quan hệ hợp tác chiến lược với việc ký kết 30 thỏa thuận về thương mại và đầu tư nhân chuyên thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Theo Reuters và Tân Hoa xã, ngày 27-11, Đại diện đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về vấn đề di cư quốc tế L.Arbour chỉ trích việc một số quốc gia có ý định rút khỏi Thỏa thuận toàn cầu về di cư, dự kiến được LHQ thông qua vào tháng 12 tới tại Maroc.
Theo AFP/Reuters, ngày 28/11, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump "quan ngại sâu sắc" về vụ Nga bắt giữ 3 tàu của Ukraine, trong bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ sẽ phải đưa quyết định liệu có hủy cuộc hội đàm dự kiến với người đồng cấp Vladimir Putin hay không.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, thỏa thuận giữa Anh và Liên hiệp châu Âu (EU) dường như sẽ làm lợi cho EU và có thể cản trở quan hệ thương mại giữa Anh và Mỹ.
Nhà chức trách Ba Lan ngày 27/11 đã bắt giữ cựu Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Marek Chrzanowski do nghi ngờ tham nhũng sau khi có thông tin cho thấy ông này đòi tiền đút lót của một tỷ phú.