Ngày 8-4, hai chính đảng lớn của Anh tiếp tục đối thoại nhằm tháo gỡ thế bế tắc trong tiến trình đưa Anh rút khỏi Liên hiệp châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Khi lần gia hạn đầu tiên đối với hạn chót Brexit đang cận kề, Thủ tướng Anh Theresa May kỳ vọng đảng Bảo thủ của bà và Công đảng đối lập do ông Jeremy Corbyn lãnh đạo sẽ đạt được đột phá trong vòng 48 giờ sắp tới.


Ngày 10-4, bà May sẽ đến Brussels tham dự Hội nghị cấp cao EU để thuyết phục các nhà lãnh đạo khối này chấp thuận gia hạn lần thứ hai đối với tiến trình Brexit đến ngày 30-6 tới. Theo kế hoạch hiện nay, Anh sẽ rời EU vào ngày 12-4 nếu nước này không được EU đồng ý tiếp tục kéo dài hạn chót Brexit.

Trong thông điệp cuối tuần vừa qua, Thủ tướng May bày tỏ rõ ràng quan điểm cho rằng Anh phải thực hiện tiến trình Brexit và để làm được như vậy thì nước này phải nhất trí một thỏa thuận. Trước đó, Quốc hội Anh cũng khẳng định sẽ ngăn chặn kịch bản Brexit không thỏa thuận.

Bà May cho biết thêm, đảng Bảo thủ và Công đảng đã nhất trí nhiều nội dung, trong đó có vấn đề đi lại tự do giữa Anh và EU, Brexit với một thỏa thuận có lợi và bảo vệ việc làm... Tuy nhiên, bà May cảnh báo, quá trình đối thoại giữa hai đảng càng kéo dài thì càng có nguy cơ nước Anh không bao giờ rời khỏi EU.


Thủ tướng Anh May và thủ lĩnh Công đảng đối lập Corbyn.

Trong khi Thủ tướng Theresa May đang chạy đua với thời gian để thuyết phục Hạ viện Anh thông qua thỏa thuận Brexit trước ngày 12-4 thì một số nhà lãnh đạo EU thừa nhận rằng Brexit không thỏa thuận rất có thể xảy ra và Brussels đã sẵn sàng cho kịch bản này.

Thời gian qua, để chuẩn bị cho tiến trình Brexit, Ủy ban châu Âu đã công bố 90 thông báo liên quan đến hàng loạt vấn đề từ an toàn hàng không cho đến quy định thuế quan. Những thông báo này khuyến cáo các công dân, doanh nghiệp và tổ chức của châu Âu về cách thức chuẩn bị cho việc rút khỏi Anh, trong đó có thông tin rõ ràng về kịch bản Brexit không thỏa thuận.

Một trong những câu hỏi lớn nhất khi Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận là điều gì sẽ xảy ra đối với các doanh nghiệp của EU đang giao thương với Anh. Câu trả lời là hoạt động thương mại giữa Anh và EU khi đó sẽ dựa trên quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và thủ tục hải quan sẽ được áp dụng trở lại. Ủy ban châu Âu thông báo với các doanh nghiệp tại châu Âu rằng, để đưa hàng hóa tới Anh cần có tờ khai xuất khẩu và việc vận chuyển các mặt hàng chịu thuế có thể yêu cầu giấy tờ hành chính điện tử.

Theo Ủy ban châu Âu, hàng hóa của Anh đưa vào EU sẽ chịu mức thuế giá trị gia tăng (VAT) do các nước thành viên khối này đưa ra, trong khi đó, hàng hóa EU xuất khẩu sang Anh sẽ được miễn VAT. Ủy ban châu Âu cảnh báo các quy định khai báo và chi trả VAT sẽ được thay đổi. Trong phạm vi các nước EU, giấy phép xuất nhập khẩu do Anh cấp cũng sẽ không còn có hiệu lực.


Theo Nhandan

Các tin khác


WTO: Cần giảm căng thẳng thương mại để cải thiện kinh tế toàn cầu

Giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Robert Azevedo hôm qua đã nhấn mạnh sự cấp thiết phải giải quyết các căng thẳng thương mại và những thách thức mà kinh tế thế giới đang phải đối mặt.

Một phụ nữ Trung Quốc đột nhập khu nghỉ dưỡng của ông Trump

Một phụ nữ Trung Quốc mang nhiều điện thoại di động và USB có chứa phần mềm mã độc đã bị bắt cuối tuần qua tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago tại Florida của Tổng thống Trump.

Tòa Malaysia tuyên án Đoàn Thị Hương

Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, sáng 1-4, Thẩm phán Azmi Ariffin của Tòa Thượng thẩm Shah Alam ở bang Selangor của Malaysia, đã tuyên mức án 3 năm và 4 tháng tù giam đối với Đoàn Thị Hương. 

Đoàn Thị Hương sẽ được trả tự do vào tháng 5

Theo AFP, ông Salim Bashir, luật sư của Đoàn Thị Hương cho biết, bị cáo này sẽ được trả tự do trong tháng 5 tới, cụ thể là "trong tuần đầu tiên của tháng 5, Đoàn Thị Hương có thể về nhà".

Những vấn đề được đưa ra bàn luận tại Hội nghị thượng đỉnh Arab

Các nước Arab đưa ra quan điểm và thống nhất lập trường về một loạt những thách thức đang phải đối mặt nhằm hướng tới mục tiêu duy trì hợp tác, thúc đẩy hòa bình và ổn định ở khu vực.

Nâng tầm quan hệ đồng minh Brazil - Mỹ

Chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên kể từ khi Tổng thống Brazil J.Bolsonaro nhậm chức hồi đầu năm 2019 là tới Mỹ. Chuyến thăm không chỉ thúc đẩy và mở rộng hơn nữa hợp tác chính trị, thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất tây bán cầu, mà còn định hướng tầm phát triển mới của quan hệ đồng minh Brazil - Mỹ. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục