Hãng Reuters đưa tin Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (LHQ) sẽ nhóm họp vào ngày 6-2 (giờ Mỹ) sau khi Mỹ, Pháp và Anh kêu gọi để thảo luận về tình hình căng thẳng hiện nay tại tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria, nơi mà Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang "hầm hè” nhau.
Quân đội Chính phủ Syria đẩy mạnh chiến dịch tấn công bất chấp đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP
Bên dọa, bên tấn công
Trước cuộc họp của Hội đồng Bảo an, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cảnh báo "sẽ đẩy lùi quân đội Syria” nếu lực lượng Syria không rút khỏi 2 trong số 12 trạm quan sát được Ankara xây dựng tại tỉnh Idlib theo khuôn khổ thỏa thuận Sochi năm 2018 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga trước cuối tháng 2 này.
Bất chấp sự hăm dọa của Ankara, Syria vẫn đẩy mạnh chiến dịch tấn công ở khu vực Tây Bắc. Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết quân đội Syria đã giành lại thành phố chiến lược Saraqib, chiến thắng mới nhất trong chiến dịch của quân Chính phủ Syria tấn công lực lượng nổi dậy ở tỉnh Idlib. Trước đó, một nguồn tin quân sự tại Idlib cho biết quân đội Syria cũng đã giành được nhiều khu vực khác tại tỉnh Idlib, bao gồm cả Tal Toukan, nơi đặt một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo nguồn tin này, lực lượng Chính phủ Syria sẽ tiếp tục hoạt động tại Idlib cho đến khi đảm bảo lưu thông tuyến đường nối giữa thủ đô Damascus ở phía Nam với tỉnh Aleppo ở phía Bắc thông qua tỉnh Idlib.
Những chuyển động mới đầy căng thẳng tại Idlib diễn ra chỉ vài ngày sau khi Syria và Thổ Nhĩ Kỳ có các hành động quân sự đáp trả lẫn nhau gây nhiều thương vong. 8 lính Thổ Nhĩ Kỳ và một số dân thường đã thiệt mạng do quân Chính phủ Syria nã pháo tại tỉnh Idlib, thành trì cuối cùng của lực lượng nổi dậy ở Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp trả vụ tấn công trên, khiến 13 lính Syria thiệt mạng. Đây là vụ giao tranh đẫm máu nhất xảy ra kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai quân tới Syria hồi năm 2016.
Nỗ lực giảm căng thẳng
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan về tình hình tại Syria. Ông Erdogan nói với ông Putin rằng Ankara sẽ sử dụng quyền tự vệ nếu xảy ra một cuộc tấn công nữa nhằm vào binh sĩ nước này ở Syria. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhấn mạnh rằng việc các lực lượng thuộc Chính phủ Syria nã pháo khiến nhiều binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng đã làm tổn hại nỗ lực chung tìm kiếm hòa bình cho Syria. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu trước đó đã hối thúc Nga kiềm chế các lực lượng Chính phủ Syria ở tỉnh Idlib. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận Sochi về Idlib, thực hiện các nghĩa vụ để giảm bớt căng thẳng tại tỉnh này.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lại tuyên bố Washington hoàn toàn ủng hộ các hành động tự vệ chính đáng của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chống lại các cuộc tấn công của Syria. Ngoại trưởng Pompeo khẳng định các cuộc tấn công của lực lượng trung thành với Chính phủ Syria nhằm vào các trạm giám sát của Thổ Nhĩ Kỳ là sự leo thang nghiêm trọng và Mỹ sát cánh với đồng minh NATO Thổ Nhĩ Kỳ, ủng hộ các hành động tự vệ chính đáng của Ankara.
Người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ, ông Stephane Dujarric, cho biết từ 1-12-2019 đến nay, khoảng 586.000 người ở khu vực Tây Bắc Syria đã phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn và hơn 100.000 người khác đang đối mặt nguy cơ phải di dời ngay lập tức do các đợt không kích và pháo kích ngày càng nhiều tại khu vực này. Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ cảnh báo tình hình nhân đạo tại khu vực xung đột ở miền Tây Bắc Syria đang ngày càng xấu đi, nhiều người đang phải sống trong điều kiện "đặc biệt kinh khủng”. Ông Dujarric cho biết các tổ chức nhân đạo đã công bố một kế hoạch ứng phó khẩn cấp hỗ trợ 800.000 người ở Tây Bắc Syria trong vòng 6 tháng. Ước tính chi phí cho kế hoạch này là khoảng 336 triệu USD.
Theo SGGP
Tân Hoa Xã dẫn tin từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 3-2 thông báo, tính đến hết ngày 2-2, Trung Quốc đã ghi nhận thêm 2.829 ca nhiễm virus corona mới (2019-nCoV) và thêm 57 ca tử vong ở 31 tỉnh thành và khu vực.
Mỹ đã đề nghị cử các chuyên gia y tế tới giúp Trung Quốc đối phó với dịch do chủng mới của virus corona, dù phía Bắc Kinh chưa hồi đáp về những đề nghị này, nhưng Washington sẵn sàng tiếp tục hợp tác.
Trong cuộc chiến chống chủng mới của virus corona (2019-nCoV), Liên minh châu Âu (EU) đã chuyển 12 tấn quần áo bảo hộ y tế tới Trung Quốc.
Tân Hoa xã đưa tin, ngày 2-2, Philippines xác nhận, một người đàn ông (44 tuổi) từ Vũ Hán, Trung Quốc đến Philippines hồi tháng trước đã tử vong do chủng mới của virus corona (2019-nCoV).
Số người chết vì virus corona chủng mới tại Trung Quốc hôm qua đã tăng 45 người, nâng tổng số ca tử vong lên 304, và số người bị nhiễm bệnh lên trên 14.500 người.
Dịch viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới (2019-nCoV) gây ra tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo thống kê mới nhất của Chính phủ Trung Quốc, công bố sáng 1/2, số người tử vong do nhiễm chủng virus nguy hiểm này trong ngày 31/1 là 46 người, nâng tổng số ca tử vong lên 259 trong tổng số 11.791 người nhiễm bệnh trên toàn Trung Quốc.