Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) cho biết số ca tử vong do COVID-19 tại lục địa này đã chạm mốc 360, đồng thời số trường hợp nhiễm chủng virus nguy hiểm này cũng tăng lên 8.536.


Ảnh AP.

Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Nam Phi với 1.585 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19. Tiếp đó là Algeria với 1.171 trường hợp, Ai Cập với 1.170 trường hợp. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi cũng cho biết, có khoảng 710 người bị nhiễm COVID-19 đã hồi phục.

CDC Châu Phi - cơ quan chuyên môn của Liên minh châu Phi (AU) gồm 55 quốc gia thành viên cho biết, dịch COVID-19 đã lan rộng tới 50 quốc gia ở châu lục này. Chỉ riêng trong vòng 24 giờ qua, số trường hợp mắc COVID-19 tại châu Phi đã tăng thêm 795 trường hợp, từ mức 7.741 lên 8.536. Trong khi đó, số ca tử vong tăng tương ứng từ 313 lên 360.

Hiện Liên minh châu Phi, thông qua CDC châu Phi, đã kích hoạt Trung tâm Hoạt động khẩn cấp và Hệ thống Quản lý sự cố (IMS) để xử lý sự bùng phát của dịch COVID-19 trên toàn châu lục. CDC châu Phi cũng đã lên kế hoạch hành động thứ ba trong giai đoạn từ 16/3 đến 15/4.

Trong ngày 5/4, ông Josep Borrell - Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định dịch COVID-19 có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát ở châu Phi và EU phải vào cuộc để tránh sự ảnh hưởng cho khối.

Ông Borrell khẳng định nếu EU không giải quyết vấn đề ở châu Phi, khối sẽ không thể giải quyết được ở châu Âu. 

Theo đó, EU cần phải giúp đỡ châu Phi vì lợi ích của chính mình bởi ngay cả khi dịch ở châu Âu được giải quyết cũng sẽ không triệt để do dịch có thể bùng phát dữ dội bất cứ lúc nào.

Ngay cả trước cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19, châu Phi vẫn là ưu tiên hàng đầu của EU. Tháng 12/2019. các ngoại trưởng EU đã mô tả năm 2020 là "năm bản lề"  trong quan hệ giữa châu Phi và EU. 

Ông Borrell cũng cho biết Brussels hiện nghiên cứu một gói tài chính nhằm hỗ trợ các nước châu Phi chống dịch. Theo đó, ông đã yêu cầu một cuộc họp các bộ trưởng phát triển EU vào ngày 8/4 để thảo luận về kế hoạch.

Theo Báo Chính Phủ

Các tin khác


Bác sĩ Cuba tỏa ra thế giới giúp các nước phòng chống dịch COVID-19

Đối mặt với áp lực từ lệnh trừng phạt của Mỹ nhưng các bác sĩ, nhân viên y tế tại Cuba vẫn tỏa ra toàn cầu điều trị bệnh nhân COVID-19.

Diễn biến COVID-19 trên thế giới tới 6h sáng 4/4: Gần 6.000 người tử vong/ngày, Mỹ thêm 30.000 ca nhiễm mới

Chỉ trong vòng 24h tính tới 6h sáng 4/4 (theo giờ Việt Nam), virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đã cướp đi thêm gần 6.000 sinh mạng và lây nhiễm cho thêm 86.000 người trên khắp thế giới.

Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Đức đã vượt Trung Quốc

Cập nhật về tình hình dịch COVID-19 tại Đức, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) tính đến 10h sáng 3/4 (giờ Đức), nước này ghi nhận 84.794 ca nhiễm bệnh và 1.107 ca tử vong, 22.440 ca được chữa khỏi. Lần đầu tiên, Đức ghi nhận số ca nhiễm vượt Trung Quốc.

Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 vượt ngưỡng 10.000

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) ngày 3/4 thông báo nước này ghi nhận thêm 5 ca tử vong và 89 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, theo đó, tổng số ca tử vong tính đến 10h ngày 3/4 theo giờ địa phương là 174 và tổng số ca mắc bệnh là 10.062.

Diễn biến COVID-19 trên thế giới tới 6h sáng 3/4: Thế giới trên 1 triệu người mắc bệnh, số ca tử vong cao kỷ lục trong ngày

Tới 6h sáng 3/4 (theo giờ Việt Nam), virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) khiến trên 1 triệu người mắc bệnh và trên 51.000 người tử vong.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện tại Leganes, Tây Ban Nha, ngày 26/3/2020.

Ngày 2/4, giới chức y tế Tây Ban Nha thông báo số ca tử vong vì virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) tại nước này đã vượt quá 10.000.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục