Theo tờ Telegraph, Uruguay tuyên bố sẽ chuyển số vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 còn lại ở nước này đến các thành phố giáp biên giới với Brazil trong nỗ lực nhằm "phong tỏa" đất nước này khỏi chủng virus biến thể P.1.


Nhân viên y tế đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại khoa chăm sóc đặc biệt trong một bệnh viện dã chiến ở Sao Paulo, Brazil. Ảnh: Bloomberg

Colombia cũng ngăn chặn virus gây bệnh bằng cách tiến hành chiến dịch tiêm chủng cho bất kỳ ai trên 18 tuổi ở vành đai Amazon giáp với Brazil. Tuần trước, Colombia thông báo đã tiêm được hơn 22.000 liều vaccine.

"Chúng tôi đang bị đe dọa bởi tình hình dịch tễ ở Brazil", Bộ trưởng Bộ Y tế Uruguay Daniel Salinas nói. 

Argentina, Peru và Chile cũng đang thực hiện các bước để đề phòng biến thể P.1 - được cho là có nguồn gốc từ thành phố Manaus thuộc vùng Amazon của Brazil – với khả năng lây nhiễm nhanh hơn. 
Là quốc gia lớn nhất ở Mỹ Latinh với 221 triệu dân, Brazil đã ghi nhận hơn 11,7 triệu trường hợp ca mắc COVID-19 và hơn 285.000 ca tử vong, chỉ xếp sau Mỹ.  

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro thường đánh giá thấp căn bệnh này. Ông từng miêu tả COVID-19 chỉ như cảm lạnh, sổ mũi thông thường. Thế nhưng, thực tế là Bộ Y tế nước này đã tiếp nhận thêm hơn 90.000 ca dương tính và 2.648 ca tử vong mới chỉ trong 1 ngày vào tuần trước.

Hệ thống chăm sóc y tế ở quốc gia Mỹ Latinh này đang ở sát bờ vực đổ sụp: 24 trong số 26 bang và quận liên bang, trong đó có cả thủ đô Brasilia, có tỷ lệ kín giường bệnh chăm sóc đặc biệt bằng 80% hoặc hơn. Các nhà nghiên cứu cảnh báo đây có thể là vụ sập hệ thống bệnh viện lớn nhất trong lịch sử Brazil.

Các nước láng giềng đã lo lắng theo dõi tình hình dịch bệnh ở Brazil diễn nhiều tháng nay trước bối cảnh số ca mắc bắt đầu leo thang tại quốc gia của họ. Peru - quốc gia có chung 2.800 km biên giới với Brazil - đã đình chỉ các chuyến bay và đóng cửa biên giới với Brazil từ tháng 1. 

Trong khi đó, Colombia vẫn duy trì đóng cửa biên giới với Brazil - trừ một số mục đích nhất định - cho đến ít nhất ngày 1/6. Quốc gia cũng đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ Brazil từ tháng 1, đồng thời cấm các chuyến bay đến Leticia - thành phố biên giới của 

Chile quy định bất kỳ người nào đến từ Brazil sẽ phải đến một cơ sở cách ly bắt buộc và làm xét nghiệm COVID-19. 

Argentina lại chọn cách không đóng cửa hoàn toàn biên giới. Mặc dù việc đi lại bị hạn chế đối với người nước ngoài, nhưng người Argentina vẫn có thể di chuyển qua biên giới. Hôm 20/3, Argentina đã cắt giảm số chuyến bay từ một số quốc gia Mỹ Latinh, trong đó có Brazil. 

Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, Chính phủ Argentia đang phải đối mặt với áp lực từ nội bộ để khẩn trương chống dịch hơn nữa. Trên 50 học giả và nhân vật nổi tiếng ở nước này đã đưa ra một bức thư ngỏ kêu gọi chính phủ đóng cửa biên giới.

"Tại thời điểm chúng ta chỉ tiêm vaccine cho một số ít dân số có nguy cơ và chúng tôi quan sát thấy một dòng chảy du lịch không thể giải thích được với Brazil, chúng tôi tin rằng việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động của đại dịch ở đất nước chúng ta là cần thiết”, bức thư nêu rõ. 


Theo Báo tin tức

Các tin khác


Thủ tướng Hungary đánh giá triển vọng EU mở đàm phán gia nhập cho Ukraine

Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga

Số trẻ em bị tấn công, giết hại ở CHDC Congo tăng mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.

"Khoảng trống Suwalki": Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao?

NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Somalia bắt giữ thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab

Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.

Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư

Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Nổ kho nhiên liệu ở Nagorny-Karabakh: Số người thiệt mạng tăng lên 170

Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục