Ngày 18/5, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chống thù hận nhằm vào người gốc Á, hay còn được gọi là Đạo luật về Tội ác thù hận COVID-19, nhằm ngăn chặn các tội ác đối với người Mỹ gốc Á, vốn gia tăng gần đây trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát tại quốc gia này.
Người dân tham gia tuần hành phản đối bạo lực nhằm vào người gốc Á tại New York, Mỹ, ngày 27/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, sau khi được Hạ viện thông qua với tỷ lệ 364 phiếu ủng hộ và 62 phiếu chống, dự luật đã được chuyển tới Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký thành luật vào ngày 20/5. Trước đó, dự luật này đã được Thượng viện Mỹ thông qua với tỷ lệ phiếu là 94-1.
Trong một phát biểu, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ca ngợi đây là một ngày quan trọng, trong khi Hạ nghị sĩ Judy Chu - Chủ tịch của Nhóm nghị sĩ Quốc hội Mỹ gốc châu Á-Thái Bình Dương (AAPI) cho biết: "Một năm sau khi cộng đồng người Mỹ gốc Á kêu cứu, hôm nay Quốc hội đang thực hiện hành động lịch sử để thông qua đạo luật về tội ác hận thù vốn được chờ đợi quá lâu và gửi tới bàn của Tổng thống Biden".
Dự luật do Thượng nghị sĩ Mazie Hirono và Hạ nghị sĩ Grace Meng đề xuất sẽ thành lập một vị trí tại Bộ Tư pháp nhằm xúc tiến việc xem xét các tội ác thù hận liên quan đến đại dịch COVID-19; cung cấp nguồn tài trợ cho các bang để tạo đường dây nóng để báo cáo tội ác thù hận và đào tạo cơ quan thực thi pháp luật về cách ngăn chặn và xác định tội phạm thù địch; và chỉ đạo các cơ quan liên bang làm việc với các tổ chức cộng đồng để giúp nâng cao nhận thức về tội ác thù hận trong đại dịch.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã hối thúc Quốc hội Mỹ thông qua dự luật sau khi xảy ra các vụ xả súng ở thành phố Atlanta, bang Georgia, khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á. Theo nhóm Stop AAPI Hate, kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vào tháng 3/ 2020, đã có hơn 6.600 vụ thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á. Gần 2/3 trong số đó nhắm đối tượng là phụ nữ. Các hình thức kỳ thị gồm lăng nhục, né tránh, tấn công thân thể, quấy rối trực tuyến, hay vi phạm quyền công dân.
Theo TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, Bộ Y tế Lào ngày 14/5 ghi nhận nước này có 16 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó 15 ca nhập cảnh và được cách ly ngay.
Ngày 14/5, tổng số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ đã vượt mốc 24 triệu ca sau khi giới chức y tế ghi nhận 343.144 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Cụ thể, hiện có tổng cộng 24,05 triệu ca mắc COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.
Các nhà khoa học Pháp cho biết, biến thể B.1616 của virus SARS-CoV-2 có thể trốn tránh các xét nghiệm tiêu chuẩn như PCR và chỉ được phát hiện ở sâu trong phổi.
Ngày 13/5, Ấn Độ đã ghi nhận 4.120 ca tử vong vì bệnh COVID-19.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn nhân quyền luôn ở trung tâm trong chính sách đối ngoại. Xung đột Palestine-Israel là sự kiện để ông Biden chứng minh cam kết này.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 12/5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức cuộc họp khẩn lần thứ hai trong tuần về diễn biến căng thẳng leo thang giữa Israel và Palestine trong những ngày gần đây.