Một khảo sát ban đầu tại Israel cho thấy hầu hết những người được tiêm mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer đều có các phản ứng phụ tương tự hoặc ít hơn so với khi tiêm mũi thứ hai.


Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN

Công ty cung cấp dịch vụ y tế lớn nhất của Israel là Clalit ngày 8/8 cho biết đã tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ ba của Pfizer/BioNTech cho trên 240.000 người. Khoảng 4.500 người trong số này, tất cả được tiêm mũi tăng cường trong thời gian từ 30/7 đến 1/8, trả lời các câu hỏi được sử dụng cho cuộc khảo sát. 88% số người tham gia khảo sát cho biết trong vài ngày sau khi được tiêm mũi thứ ba, họ cảm thấy "tương tự hoặc khá hơn” khi tiêm mũi thứ hai. 31% ghi nhận có phản ứng phụ, phổ biến nhất là bị sưng tại vị trí tiêm. Khoảng 0,4% cho biết họ cảm thấy khó thở và 1% cần đến hỗ trợ y tế do phản ứng phụ.

Israel bắt đầu tiêm mũi tăng cường cách đây 10 ngày cho những người trên 60 tuổi trong nỗ lực làm giảm tốc độ lây lan của biến thể Delta, qua đó cơ bản đưa nước này trở thành nơi thử nghiệm cho Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) trước khi Washington phê duyệt mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ ba.

Nhiều nước như Đức, Pháp, Mỹ... sẽ tổ chức tiêm liều vaccine bổ sung (mũi thứ 3) từ tháng 9 năm nay để bảo vệ người dân trước làn sóng lây nhiễm bệnh COVID-19 mới do biến thể Delta gây ra. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây kêu gọi các nước tạm hoãn kế hoạch tiêm mũi tăng cường thứ 3 để đảm bảo nguồn cung vaccine cho các nước nghèo , đặc biệt là các nước khu vực châu Phi - nơi tỷ lệ tiêm người đã tiêm chủng vaccine chỉ chiếm khoảng 1,5% dân số toàn khu vực.


Theo TTXVN

Các tin khác


Hãng Moderna đề xuất tiêm mũi bổ trợ thứ 3 để chống lại các biến thể mới

Theo phóng viên TTXVN tại New York, hãng dược Moderna ngày 5/8 đề xuất những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng nên tiêm mũi bổ trợ thứ 3 vào mùa Thu tới để đảm bảo chống được các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Tăng cường quan hệ hợp tác để ứng phó với đại dịch COVID -19

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, báo Vientiane Times tối 5/8 đưa tin Bộ trưởng Ngoại giao Saleumsay Kommasith cùng ngày đã dẫn đầu đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Canada và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-New Zealand qua hình thức trực tuyến.

New Zealand hỗ trợ 29 triệu NZD giúp ASEAN giải quyết tác động của dịch bệnh

Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand thông báo nước này sẽ đóng góp 1 triệu NZD cho Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, tài trợ 29 triệu NZD hỗ trợ ASEAN ứng phó và giải quyết các tác động của dịch bệnh, trong đó dành 17 triệu NZD hỗ trợ cung ứng vaccine đồng đều trong khu vực.

WHO quan ngại hội chứng hậu COVID-19

Với hơn 200 triệu người mắc COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang vô cùng lo ngại về tình trạng một số người, chưa được thống kê cụ thể, vẫn đang phải vật lộn với cái gọi là "di chứng kéo dài hậu COVID-19” – còn gọi là "Long COVID-19”. 

Cảnh báo số ca mắc mới COVID-19 tại Mỹ có thể lên mức 200.000 ca/ngày

Ngày 4/8, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci cảnh báo số ca mắc mới COVID-19 ở nước này có thể tăng gấp đôi lên 200.000 ca/ngày vào mùa thu tới trong bối cảnh số người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 vẫn ở mức cao.

Tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ - “Chìa khóa” thúc đẩy phát triển kinh tế

Nỗ lực thúc đẩy triển khai tiêm vaccine COVID-19 đã tạo ra một nền kinh tế đặc thù, mang lại nhiều lợi ích riêng cho những người có chứng nhận chích ngừa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục