Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) khuyến nghị các trường học ở châu Á và châu Âu đưa giáo viên, nhân viên nhà trường vào nhóm ưu tiên tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. Đây được coi là "chìa khóa” để các trường học có thể mở cửa trở lại khi tại nhiều quốc gia đang trong mùa tựu trường.



Học sinh tiểu học ở Indonesia tuân thủ các biện pháp phòng dịch. Ảnh Reuters

WHO và UNICEF đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho giáo viên và nhân viên như một phần của biện pháp duy trì mở cửa các trường học trong suốt đại dịch. Cả hai tổ chức quốc tế này đều khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì các lớp học trực tiếp trong bối cảnh các trường học sẽ được mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ hè và biến thể Delta đang lây lan mạnh.

Theo Giám đốc WHO khu vực châu Âu, ông Hans Kluge, đây là điều quan trọng đối với giáo dục trẻ em, sức khỏe tâm thần cũng như các kỹ năng xã hội của trẻ. WHO và UNICEF kêu gọi các nước triển khai tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ em trên 12 tuổi.

Để bảo đảm môi trường học tập an toàn, các cơ quan Liên hợp quốc cũng nhắc lại tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện trường học, trong đó cần thông gió tốt hơn, chia nhỏ lớp học, thực hiện giãn cách xã hội, cũng như xét nghiệm Covid-19 thường xuyên cho trẻ em và nhân viên nhà trường.

Tại châu Á, Thái Lan, quốc gia chịu tác động nặng nề của đại dịch đã lên kế hoạch để các trường học mở cửa trở lại an toàn. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã chỉ đạo Bộ Y tế nước này mua thêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 18 tuổi. Thái Lan dự kiến mua 140 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 các loại vào cuối năm nay.

Trong khi chật vật đối phó đại dịch Covid-19 hoành hành, Chính phủ Indonesia tiếp tục nỗ lực đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vắc-xin cho học sinh nhằm chuẩn bị triển khai kế hoạch học tập trực tiếp tại trường (PTM) có giới hạn. Indonesia đã cấp giấy phép tiêm chủng cho học sinh từ 12 đến 17 tuổi từ đầu tháng 7 và đang thúc đẩy chương trình này tại nhiều khu vực nhằm tăng cường công tác chuẩn bị cho việc triển khai PTM hạn chế.

Tại thủ đô Jakarta, tỷ lệ tiêm chủng cho học sinh đã đạt 93% mục tiêu. Tại các khu vực khác, hàng nghìn học sinh cũng đã bắt đầu được tiêm chủng tập trung. Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Indonesia là đưa học sinh quay lại học trực tiếp tại trường sau gần một năm rưỡi phải học trực tuyến do dịch Covid-19.

Tại châu Âu, Chính phủ Séc cũng vừa ban hành bộ quy tắc mới cho phép học sinh trở lại trường học. Theo đó, học sinh phải xét nghiệm nhanh Covid-19 ngay khi tới trường. Học sinh chưa thực hiện xét nghiệm cũng sẽ không được tham gia vào các hoạt động trong nhà và các hoạt động thể chất của nhà trường. Đội ngũ giáo viên, nhân viên tại các trường học cũng phải xét nghiệm.

Các trường học quan tâm nhiều hơn đến công tác vệ sinh và tiến hành khử khuẩn trang thiết bị, học cụ vài lần mỗi ngày. Chính phủ liên bang Đức chi 200 triệu euro hỗ trợ các bang ở nước này trang bị hệ thống lọc không khí cơ động trong trường học và nhà trẻ. Bộ Kinh tế Liên bang Đức cho rằng, cần phải có biện pháp tốt nhất bảo vệ trẻ em dưới 12 tuổi ở các trường học và nhà trẻ, những đối tượng chưa có vắc-xin phòng Covid-19.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục