Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 351.000 ca nhiễm và 6.122 ca tử vong. Ca tử vong mới tại Mỹ vọt tăng trên 100% trong khi tại Nga, con số này tăng cao kỷ lục kể từ khi dịch bùng phát.


Xe cứu thương chở các bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện tại Kommunarka thuộc thủ đô Moskva, Nga.

Theo trang thống kê worldometer.info,tính đến 6hngày 13/10 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 239.394.135 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.879.141ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là351.809 và6.122 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 216.645.498 người, 17.869.496 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 81.370ca nguy kịch.

Trong 24 giờqua, Mỹ dẫn đầu thế giớivới58.856 ca nhiễm mới; tiếp theo là Anh (38.520)và Thổ Nhĩ Kỳ(33.860 ca). Mỹ cũng dẫn đầu về số ca tử vong mới, với 1.190trường hợp, tăng gấp hơn 2 lần so với ngày trước đó chỉ là 520 ca;tiếp theo là Nga (973 ca tử vong); vàUkraine (352 ca).

Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 45.392.846người, trong đó có736.254ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 34.000.500 ca nhiễm, bao gồm451.220ca tử vong. Trong khi đó, Brazilxếp thứ ba với 21.590.097ca bệnh và 601.398ca tử vong.

Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 77,35triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với 60,69 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận 54,56triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là 38,05triệu ca, tiếp đến là châu Phi 8,47triệu ca và châu Đại Dương 260.529 ca nhiễm.

Nga: Tình hình diễn biến xấu, ca tử vong cao kỷ lục

Tại châu Âu, Nga đã ghi nhận thêm 973 ca tử vong, con số cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu ở nước này và 28.190 ca nhiễm mới, đưa tổng số người nhiễm bệnh kể từ đầu đại dịch lên khoảng 7,8 triệu người. Do sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, nhiều địa phương ở Nga đã thắt chặt các hạn chế. Bên cạnh đó, chính phủ Nga đang đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ mắc bệnh nặng.

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva,bác sĩ trưởng của bệnh viện điều trị COVID-19 số 1 tại Kommunarka thuộc thủ đô Moskva, ông Denis Protsenko ngày 12/10 cho biết cơ sở y tế này đang nhanh chóng chật kín bệnh nhân, và tình hình ở khoa hồi sức cấp cứu cũng khó khăn do lượng bệnh nhân quá đông. Ông Protsenko lưu ý rằng tình hình dịch bệnh tồi tệ dự kiến sẽ xảy ra do thời gian kết thúc kỳ nghỉ và vào đầu năm học, cũng như các bệnh truyền nhiễm thường gia tăng trong mùa Thu.

Trong khi đó, Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi nước Nga cần tăng cường chiến dịch tiêm phòng. Ông nhấn mạnh Nga đã phát triển vaccine Sputnik rất nhanh và sớm, từ khi dịch bùng phát hồi năm 2020, nhưng tốc độ tiêm phòng lại rất chậm.

Bỉ cân nhắc tiêm mũi nhắc lại hàng năm như cúm mùa

Từ ngày 13/10, Bỉ sẽ bắt đầu tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 cho người bị suy giảm miễn dịch, người sống trong viện dưỡng lão và người trên 65 tuổi. Bên cạnh đó, Hội đồng y tế cấp cao Bỉ mới đây đã đề nghị mở rộng tiêm mũi 3 cho các nhóm có nguy cơ khác. Đó là những người có bệnh nền như tiểu đường, suy thận, người không được điều trị ức chế miễn dịch và hộ lý. Quyết định dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối tháng 10.

Hiện việc tiêm chủng tại Bỉ vẫn do các vùng tự tổ chức. Trong mô phỏng được nghiên cứu, mũi tiêm nhắc lại sẽ được tiêm cho tất cả người lớn cho đến tháng 3/2022.

Theo bà Sabine Stordeur, người phụ trách Lực lượng tiêm chủng quốc gia, mũi nhắc lại sẽ được tiêm ít nhất 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai đối với vaccine của Pfizer và 4 tháng đối với vaccine của AstraZeneca hoặc Johnson & Johnson.Bà Stordeur cho rằng ý tưởng thực hiện mũi tiêm nhắc lại hàng năm có thể sẽ được thực hiện. Theo bà, vaccine ngừa COVID-19 có thể được phân phối giống như vaccine cúm mùa. Tuy nhiên, điều đó sẽ phụ thuộc vào khả năng miễn dịch của có được duy trì hay không do một số loại vaccine không yêu cầu mũi nhắc lại hàng năm và cho phép khả năng miễn dịch kéo dài theo thời gian.

Italy siết "thẻ xanh COVID-19"

Tại Italy, luật quy định tất cả người lao động phải xuất trình "thẻ xanh COVID-19" khi đến nơi làm việc sắp có hiệu lực từ ngày 15/10, nhằm khuyến khích người dân đi tiêm vaccine phòng COVID-19. Tuy nhiên, dữ liệu được văn phòng của quan chức phụ trách phòng chống đại dịch COVID-19 của Chính phủ Italy công bố ngày 11/10 cho thấy trong tuần tính đến ngày 8/10, chỉ có khoảng 410.000 người đã đi tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên, giảm 36% so với tuần trước đó và là con số hàng tuần thấp nhất kể từ đầu tháng 7. Đạo luật trên ban đầu dường như đã khuyến khích nhiều người đi tiêm vaccine hơn, tăng 11% trong tuần đầu tiên sau ngày 16/9. Trong tuần tiếp theo từ 24/9-1/10, số người đi tiêm cũng tăng 15%, nhưng sau đó giảm mạnh trong tuần tính đến ngày 8/10. Trong khi đó, các chủ lao động ở khu vực công nghiệp miền Bắc Italy cảnh báo họ sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động và người đứng đầu một số chính quyền vùng cho biết sẽ không thể cung cấp đủ các xét nghiệm cho những người lao động từ chối tiêm chủng. Bên cạnh đó, quy định nói trên vấp phải sự phản đối của một bộ phận người lao động.

Nhật Bản chuẩn bị tiêm vaccine tăng cường

Chính phủ của Thủ tướng Kishida Fumio đang thúc đẩy các bước để có thể sớm triển khai tiêm liều vaccine tăng cường kể từ tháng 12. Trước đó, trong cuộc họp diễn ra vào ngày 17/9, Hội đồng vaccine và tiêm chủng dự phòng thuộc Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản (MHLW) cũng nhấn mạnh sự cần thiết của mũi tiêm bổ sung do khả năng miễn dịch của người tiêm chủng giảm dần theo thời gian. MHLW cũng chủ trương triển khai mũi tiêm tăng cường cho các đối tượng là những nhân viên y tế - những người được tiêm mũi 1 từ tháng 2 và sẽ bắt đầu tổ chức tiêm cho những người cao tuổi từ đầu năm 2022.

Hàn Quốc: Chợ truyền thống thành "điểm nóng"

Tại Hàn Quốc, một số chợ truyền thống ở thủ đô Seoul - điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước - thời gian gần đây đang trở thành "điểm nóng" lây nhiễm mới, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị triển khai kế hoạch "sống chung với COVID-19" bất chấp làn sóng lây nhiễm thứ 4 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Cụ thể, 4 khu chợ truyền thống nổi tiếng ở khu vực thủ đô Seoul đều có liên quan đến các đợt bùng phát dịch bệnh lớn kể từ tháng 7 vừa qua, thời điểm bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở nước này. Đó là các chợ Garak ở quận Songpa (phía Nam Seoul), chợ Cheongnyangni ở quận Dongdaemun, chợ Jungbu ở trung tâm Seoul và chợNông sản-Hải sản Mapo (thuộc quận Mapo). Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), số ca mắc COVID-19 liên quan đến các chợ truyền thống có thể còn tiếp tục tăng cao sau khi các cuộc điều tra dịch tễ kết thúc. Nguyên nhân ban đầu được cơ quan y tế Hàn Quốc đưa ra là từ công tác phòng dịch, trong đó bao gồm cả việc quản lý kém nhật ký ra vào của du khách.

Ấn Độ sử dụng vaccine nội địa cho trẻ em dưới 12 tuổi

Ấn Độ đã khuyến nghị sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 do công ty Bharat Biotech nước này sản xuất cho trẻ em dưới 12 tuổi. Với động thái này, Bharat Biotech trở thành công ty đầu tiên tại Ấn Độ được chấp thuận về vaccine cho trẻ em sau khi xem xét những dữ liệu thử nghiệm vaccine này ở nhóm tuổi 2-18. Khuyến nghị trên được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ đã chuyển trọng tâm sang tiêm phòng cho trẻ em ngừa COVID-19, sau khi đã tiêm hơn 950 triệu liều cho người trưởng thành ở đất nước có 1,4 triệu dân này.

Hãng Moderna và Johnson&Johnson công bố dữ liệu về liều vaccine tăng cường

Ngày 12/10, các hãng dược phẩm Moderna và Johnson&Johnson (J&J) của Mỹ đều công bố dữ liệu về liều vaccine tăng cường của mình trong bối cảnh ủy ban cố vấn của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ nhóm họp trong hai ngày 13-14/10 để thảo luận về vấn đề này.

Hãng Moderna cho rằng FDA nên cấp phép sử dụng liều vaccine tăng cường của hãng đối những người lớn tuổi và những người có nguy cơ lây nhiễm cao đã tiêm đầy đủ 2 liều. Theo Moderna, liều vaccine tăng cường của hãng hỗ trợ cho sức khỏe công cộng khi phục hồi phản ứng miễn dịch, đồng thời làm giảm số ca nhiễm ở những người trưởng thành đã hoàn thành tiêm chủng.

Trong khi đó, J&J cũng công bố dữ liệu cho thấy khả năng phòng chống COVID-19 được gia tăng sau khi tiêm liều vaccine tăng cường của hãng. Theo J&J, liều tăng cường có thể tiêm cách 2 tháng kể từ khi tiêm liều vaccine của hãng này(1 mũi).

Hồi tháng trước, FDA đã cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 của Pfizer làm liều tăng cường cho người trên 65 tuổi, người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng và người có nguy cơ cao nhiễm virus SARS-CoV-2.

Campuchia bắt đầu tiêm mũi tăng cường trên toàn quốc

Ngày 11/10, Campuchia đã khởi động chiến dịch tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh chiến dịch tiêm phòng cho 10 triệu người trưởng thành tại nước này đã hoàn thành trên 99%.

Phát biểu tại lễ khởi động chiến dịch tiêm phòng mũi tăng cường, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cho biết vaccine là yếu tố cơ bản trong chiến dịch chống dịch của Campuchia và nước này cam kết tiêm phòng cho tất cả người dân càng sớm càng tốt để đạt miễn dịch cộng đồng, tiến tới mở cửa du lịch trong nước, du lịch quốc tế và các lĩnh vực kinh tế-xã hội sớm nhất có thể.

Theo thống kê của Campuchia, 99,24% người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) tại nước này đã được tiêm phòng ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 và hơn 95% trong số đó đã tiêm đầy đủ hai mũi.

Theo Bộ Y tế Campuchia, ngày 12/10 là ngày thứ 11 số ca mắc mới COVID-19 tại Campuchia dao động quanh mức 200 ca/ngày, thấp hơn nhiều so với mức trên 800 ca/ngày vào cuối tháng 9/2021.

Báo Khmer Times cùng ngày dẫn lời đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Campuchia Li Ailan cho biết tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 ở mức cao là cơ sở tốt để Campuchia tính tới mở cửa trở lại nền kinh tế và xã hội một cách an toàn và có trách nhiệm.

Indonesia sắpmở cửa hàng không quốc tế

Indonesia vừa cán mốc tiêm 150 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trở thành quốc gia đứng thứ năm thế giới về tổng số liều vaccine đã được tiêm. Số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày ở Indonesia đã giảm khoảng gần 30 lần, hiện trung bình 1.700 ca mới/ngày. Với nhận định rằng COVID-19 tại Indonesia có thể trở thành bệnh đặc hữu vào năm 2022, chính phủ nước này đã xây dựng lộ trình chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu, chuẩn bị lộ trình "bình thường mới” để triển khai khi đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.

Theo lộ trình này, vào ngày 14/10, các cửa khẩu hàng không quốc tế của Indonesia sẽ mở lại đón du khách từ 18 quốc gia, trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và New Zealand. Khi 70% dân số tiêm đủ 2 liều, biên giới sẽ được mở hơn nữa. Để hoàn thành mục tiêu này, quốc gia Vạn đảo sẽ hoàn tất tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi trước lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới.

Trước mắt, Indonesia có kế hoạch mở cửa thí điểm đảo du lịch Bali cho du khách nước ngoài từ giữa tháng này. Thời gian cách ly đối với các trường hợp nhập cảnh Indonesia sẽ được rút ngắn từ 8 ngày xuống còn 5 ngày.

Trong một diễn biến khác, ngày 11/10, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan cho biết quốc gia này sẽ hoàn tất tiêm chủng phòng COVID-19 cho người cao tuổi trước lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới.

Trong tuần qua, số ca mắc mới hằng ngày trên toàn Indonesia đã giảm 98,4%, trong khi số ca mắc mới tại hai hòn đảo Java và Bali đông dân giảm tới 98,9% so với mức đỉnh điểm. Bộ trưởng Luhut khẳng định yêu cầu tối thiểu để giảm PPKM từ cấp độ 3 xuống cấp độ 2 hoặc cấp độ 1 là tăng tỷ lệ tiêm chủng ở nhóm người cao tuổi. Tới ngày 10/10, tỷ lệ này đã đạt 40% tại Java và Bali, tăng 8% so với ngày 13/9 – thời điểm yêu cầu này được công bố.

Thái Lan đón khách quốc tế từ 1/11

Tại Thái Lan, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha vừa công bố kế hoạch mở cửa trở lại để đón du khách quốc tế đã tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19 đến nước này bằng đường hàng không từ các quốc gia được coi là có nguy cơ thấp từ ngày 1/11.

Thái Lan cũng thông báo mở cửa thêm 5 địa điểm du lịch, gồm Bangkok, Chiang Mai (các huyện Muang, Mae Rim, Mae Taengvà Doi Tao), Prachuap Khiri Khan (huyện Hua Hin), Phetchaburi (huyện Cha-am) và Chon Buricho du khách từ đầu tháng 11 với điều kiện cho tới thời điểm đó tại những khu vực này không có ổ dịch COVID-19 lớn nào. Kế hoạch này được triển khai theo mô hình "Hộp cát Phuket" thực hiện từ tháng 7 và đã mang về 2,33 tỷ baht (68,83 triệu USD) cho nền kinh tế Thái Lan.

Thủ tướng Prayuth trước đó từng cam kết tái mở cửa đất nước ngay trong tháng 10 và tuyên bố đẩy nhanh chiến dịch triển khai vaccine để đạt mục tiêu 70% dân số được tiêm chủng. Đến nay, 48% người dân Thái Lan đã được tiêm ít nhất một liều vaccine, trong khi 30% đã tiêm đủ hai liều.

Ngày 12/10, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) công bố thêm 9.445 ca mắc mới và 84 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên hơn 1,73 triệu ca, trong đó có 17.835 ca tử vong.Theo CCSA, số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 ở Thái Lan đang có xu hướng ổn định sau nhiều tháng nước này áp đặt lệnh phong tỏa ở nhiều khu vực. Cho đến nay, hơn 61 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm ở Thái Lan. Hơn 33% dân số nước này đã tiêm phòng đầy đủ, trong khi ít nhất 50% dân số đã tiêm ít nhất một mũi vaccine.

Philippines đang dần mở cửa thủ đô

Philippines cũng đang dần mở cửa thủ đô. Bộ Y tế Philippines cho biết các nhà hàng và dịch vụ chăm sóc cá nhân ở vùng đô thị Manila được phép tăng gấp đôi công suất hoạt động, lên mức 20%. Các phòng tập gym cũng được nối lại hoạt động, nhưng chỉ mở cửa cho những khách hàng đã được tiêm chủng ngừa đầy đủ. Các động thái nới hạn chế và mở cửa bắt đầu được thực hiện trong bối cảnh Philippines nỗ lực phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống cảnh báo theo cấp độ và phong tỏa quy mô nhỏ được áp dụng từ 16/9 vẫn sẽ được duy trì đến ngày 15/10, giúp các hoạt động diễn ra linh hoạt hơn và thêm nhiều doanh nghiệp tái mở cửa.

Để chuẩn bị mở cửa đón khách quốc tế, Philippines đang xem xét khả năng áp dụng mô hình "Hộp cát Phuket", đẩy nhanh việc tiêm chủng cho lao động ngành du lịch và giảm bớt các hạn chế đi lại. Tính đến ngày 14/9, Philippines đã cấp "Tem du lịch an toàn" cho 3 điểm đến và hơn 200 cơ sở lưu trú.

Thứ trưởng Du lịch Philippines Verna Buensuceso cho biết nước này đang xây dựng các hành lang du lịch tại châu Á, ví dụ như "làn đường xanh" với Hàn Quốc, Nhật Bản đưa khách bay thẳng tới các điểm đến ở Philippines. Những chuyến bay charter chở khách du lịch sẽ được áp dụng các quy trình chuyên biệt. Philippines cũng đang nghiên cứu khả năng tích hợp các loại giấy thông hành COVID-19 phổ biến hiện nay như Thẻ IATA hay Chứng nhận tiêm phòng COVID-19 của Liên minh châu Âu.

 

Theo Baotintuc

Các tin khác


COVID-19 tới 6h sáng 11/10: Thêm trên 4.200 ca tử vong; Anh dẫn đầu ca nhiễm mới

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 284.000 ca nhiễm và 4.211 ca tử vong. Nước Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới trong khi ca nhiễm mới tại Anh cao nhất thế giới.

Bài toán của chính phủ mới ở Nhật Bản

Tân Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) Kishida Fumio vừa được Quốc hội bầu làm Thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản. Dư luận đang trông chờ những bước đi đầu tiên của chính quyền tân Thủ tướng Kishida khi Nhật Bản đang đối mặt một loạt bài toán khó cần sớm có lời giải.

EU phê duyệt liều vaccine thứ ba ngừa Covid-19

Ngày 4/10, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt việc tiêm liều thứ ba của vaccine Pfizer-BionTech ngừa Covid-19 cho những người trên 18 tuổi vì lo ngại rằng khả năng bảo vệ cơ thể có thể giảm sau 2 mũi.

Malaysia có số ca nhiễm mới thấp nhất trong gần 3 tháng, Nga ghi nhận số ca tử vong/ngày cao kỷ lục

Đến sáng 4/10, thế giới có trên 235,6 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 4,8 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Mỹ tặng thêm cho Việt Nam gần 1,5 triệu liều vaccine Pfizer

Lô vaccine này được bàn giao thông qua cơ chế COVAX và được vận chuyển trực tiếp từ nhà máy của Pfizer về Việt Nam.

Hàn Quốc khẳng định không có chính sách thù địch với Triều Tiên

Ngày 1/10, Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong đã bác yêu cầu của Triều Tiên về việc Hàn Quốc và Mỹ phải từ bỏ "chính sách thù địch”, gọi đây là hành động "đơn phương”, đồng thời nhắc lại rằng Seoul và Washington không có chính sách như vậy đối với Bình Nhưỡng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục