Mặc dù số người tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu cán mốc 5 triệu ca hôm 1/11, tỷ lệ tử vong của đại dịch này đã giảm từ mốc đỉnh điểm nhờ những tiến triển về tiêm chủng.


Một bé trai ở Bogota, Colombia, được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac. Ảnh: Reuters

Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, tỷ lệ tử vong vì nhiễm virus SARS-CoV-2 hiện nay là gần 2%, chưa bằng 1/3 so với đỉnh điểm hồi mùa Xuân năm 2020. 

Dù vậy, COVID-19 vẫn nguy hiểm hơn nhiều bệnh lây nhiễm khác, chẳng hạn như cúm với tỷ lệ tử vong sau mắc xấp xỉ 0,1%. Việc mở rộng tiếp cận vaccine phòng ngừa COVID-19 tại các nước đang phát triển cũng như sự xuất hiện của một số biện pháp điều trị mới là yếu tố quan trọng góp phần đưa cuộc sống của người dân trở về tình trạng bình thường. 

Mỹ đã ghi nhận khoảng 740.000 trường hợp tử vong vì COVID-19, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Tuy nhiên, thống kê nạn nhân xấu số hàng ngày hiện chỉ bằng gần 60% so với mức của cuối tháng 9, với phần lớn nạn nhân là người chưa tiêm vaccine. 

Dưới 60% người Mỹ đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Chật vật để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, Mỹ đang áp dụng chính sách tiêm liều tăng cường cho người lớn tuổi và những nhóm đối tượng dễ bị tổn thường khác nhằm ngăn chặn một làn sóng lây nhiễm khác xảy ra vào mùa Đông tới. Cho đến nay đã có trên 9% dân số Mỹ được tiêm mũi thứ ba. 

Trong khi đó, số ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ tại Nga đã chạm mốc kỷ lục mới là 1.100 người. Ukraine và một số quốc gia Baltic khác cũng phải đối mặt tình trạng tử vong cao đột biến. 

Xu hướng này phần lớn bắt nguồn từ sự thiếu tin tưởng vào hiệu quả của vaccine. vắc xin. Người Nga được tiếp cận rộng rãi với một số loại vaccine sản xuất trong nước, nhưng không có vaccine sản xuất ở nước ngoài. Cho đến nay, chỉ hơn 30% người Nga đã tiêm chủng đầy đủ. Chiến dịch tiêm chủng ở các nước láng giềng cũng diễn ra chậm chạp.

Các nước phát triển vẫn kiểm soát phần lớn nguồn cung cấp vaccine COVID-19. Thu hẹp khoảng cách tiếp cận giữa các quốc gia giàu và nghèo sẽ là chìa khóa cho sự phục hồi toàn cầu sau đại dịch. Khoảng một nửa dân số thế giới hiện đã được tiêm ít nhất một liều, nhưng ở các nước thu nhập thấp, tỷ lệ này chỉ hơn 3%.

Căn cứ vào nguy cơ "nhiễm COVID-19 đột biến” ở người đã tiêm vaccine, nếu chỉ dựa vào duy nhất vaccine sẽ bộc lộ các điểm hạn chế. Nhiều hãng dược phẩm đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng thuốc uống và cocktail kháng thể có thể điều trị COVID-19. Theo công ty nghiên cứu Airfinity của Anh, trên 50 sản phẩm sắp được đưa vào sử dụng. 

Hơn 3/4 các phương pháp điều trị tiềm năng, vốn được phát triển cho các bệnh khác, đã giúp cải thiện tình trạng bệnh COVID-19 nhanh chóng. Tháng trước, Merck đã nộp đơn xin Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc molnupiravir - phương pháp điều trị kháng virus đường uống của hãng này.  

Ông Kazuhiro Tateda, Giáo sư y khoa tại Đại học Toho của Nhật Bản đánh giá điều quan trọng là phải phát triển các phương pháp điều trị đường uống để dễ dàng áp dụng với bệnh nhân ngoại trú. Sự kết hợp của vaccine, phương pháp điều trị và xét nghiệm rộng rãi hơn sẽ là chìa khóa để đảm bảo COVID-19 có thể được kiểm soát giống như bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào khác về lâu dài.

Xét về mặt lịch sử, số ca tử vong do COVID-19 vẫn thấp hơn nhiều so với những đại dịch khác. Điển hình, dịch cúm Tây Ban Nha từng khiến 50-100 triệu người thiệt mạng chỉ trong thời gian ngắn từ năm 1918-1919. 

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Đảo chính tại Sudan: Liên hợp quốc kêu gọi trả tự do cho Thủ tướng Hamdok

Ngày 26/10, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho Thủ tướng Sudan, Abdalla Hamdok, người bị bắt giữ sau cuộc đảo chính ở nước này một ngày trước đó.

Nhật Bản viện trợ 65 triệu US cho Afghanistan và các nước lân cận

Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 26/10 cho biết, chính phủ nước này đã quyết định viện trợ khẩn cấp không hoàn lại 65 triệu USD cho Afghanistan và các nước láng giềng, những nơi đang có nhu cầu hỗ trợ nhân đạo ngày càng tăng.

Châu Á dần khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội

Trong bối cảnh tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 được nâng cao, nhiều nước châu Á đang từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội, đưa cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp bình thường. Tại Nhật Bản, từ ngày 25/10, các nhà hàng ở Thủ đô Tokyo được dỡ bỏ biện pháp hạn chế thời gian phục vụ và được phép bán đồ uống có cồn.

Nguy cơ bùng phát dịch và lan rộng ra các tỉnh thành ở Trung Quốc

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã kêu gọi những nơi có dịch COVID-19 áp dụng chế độ ứng phó khẩn cấp trước nguy cơ này.

Ca mắc Covid-19 mới tăng mạnh ở châu Âu trong tuần qua

Với hơn 1,37 triệu ca bệnh mới ghi nhận trong 7 ngày qua, châu Âu tiếp tục là điểm nóng dịch Covid-19 trên toàn cầu, góp phần vào xu hướng tăng ở cả số ca mắc và ca tử vong vì Covid-19 trên toàn thế giới tuần qua.

Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới thảo luận về đại dịch toàn cầu

Hội nghị năm nay sẽ tập trung vào các chủ đề như chiến lược toàn cầu nhằm ứng phó và ngăn chặn đại dịch; vai trò của Đức, châu Âu và Tổ chức Y tế thế giới trong chăm sóc sức khỏe toàn cầu và phân bổ công bằng vaccine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục