Khi Merck và Pfizer công bố những kết quả tích cực của thuốc viên điều trị COVID-19 mà hai hãng dược phẩm này bào chế, nhiều người cho rằng họ sẽ sử dụng thuốc thay vì tiêm vaccine.


Thuốc viên điều trị COVID-19 Paxlovid do Pfizer bào chế Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters (Anh), thuốc viên kháng virus của Merck và Pfizer đã được chứng minh có thể làm giảm đáng kể tác động tồi tệ nhất của COVID-19 nếu sử dụng đủ sớm. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo những người do dự tiêm chủng không nên nhầm lẫn giữa lợi ích của các phương pháp điều trị với việc phòng bệnh bằng vaccine.

Một cuộc khảo sát của Tổ chức Gia đình Kaiser cho biết tốc độ tiêm chủng đã chậm lại khi các đảng chính trị ở Mỹ chia rẽ quan điểm về hiệu quả và sự an toàn của vaccine phòng COVID-19. Các yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine từ nhiều doanh nghiệp, tiểu bang và chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã thúc đẩy tỉ lệ tiêm chủng nhưng cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia dịch tễ lo ngại sự xuất hiện của phương pháp điều trị COVID-19 qua đường uống có thể cản trở các chiến dịch tiêm chủng.

Ông Scott Ratzan - chuyên gia về truyền thông sức khỏe tại trường Đại học Thành phố New York (CUNY), người đứng đầu nghiên cứu - cho biết các loại thuốc điều trị COVID-19 có thể "cản trợ nỗ lực thúc đẩy mọi người đi tiêm chủng”.

Theo nghiên cứu, trong 8 người tham gia khảo sát thì có 1 người cho rằng họ muốn được điều trị bằng thuốc viên hơn là tiêm vaccine. Ông Ratzan cho rằng "đây là một con số đáng báo động”.

Hôm 5/11, Pfizer, nhà sản xuất vaccine COVID-19 hàng đầu, cho biết thuốc kháng virus Paxlovid của họ giúp làm giảm 89% nguy cơ nhập viện và tử vong do căn bệnh này ở người trưởng thành có nguy cơ cao.

Kết quả thử nghiệm của Pfizer được đưa ra sau khi Merck và đối tác Ridgeback Biotherapeutics hôm 1/10 tuyên bố rằng thuốc kháng virus đường uống Molnupiravir của họ có thể giảm một nửa số lần nhập viện và tử vong. Molnupiravir cũng đã được cơ quan y tế Anh chấp thuận sử dụng để điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Tuy nhiên, cả 2 loại thuốc này vẫn đang chờ Cơ quan Quản lý Y tế Mỹ thông qua. 

"Nếu chỉ hoàn toàn dựa vào một loại thuốc kháng virus, chúng ta sẽ gặp một chút khó khăn. Dù rõ ràng điều đó sẽ tốt hơn là không có gì. Nhưng đây là một trò chơi có mức cược cao”, Tiến sĩ Peter Hotez, chuyên gia vaccine và giáo sư virus học phân tử và vi sinh tại Đại học Y Baylor, cho biết.

Sáu chuyên gia về bệnh truyền nhiễm khác được Reuters phỏng vấn cũng rất hào hứng về triển vọng của các phương pháp điều trị COVID-19 mới, song họ đều đồng ý rằng chúng không thể thay thế vaccine.

Theo một nghiên cứu , ngay cả khi đối mặt với biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, vaccine của Pfizer/BioNTech vẫn có hiệu quả, giảm tổng cộng 86,8% nguy cơ nhập viện. Nghiên cứu cho biết một số người không tiêm vaccine sẵn sàng dựa vào các kháng thể đơn dòng - loại thuốc được sử dụng thông qua tiêm hoặc truyền tĩnh mạch - như một liệu pháp hỗ trợ điều trị trong trường hợp mắc COVID-19.

Tiến sĩ Leana Wen, bác sĩ cấp cứu kiêm giáo sư y tế công cộng tại Đại học George Washington và cựu Ủy viên y tế của Baltimore cho biết: "Tôi nghĩ thông tin về thuốc điều trị của Pfizer là một tin tuyệt vời. Nhưng nó cần được sử dụng song hành với việc tiêm chủng. Nó không thay thế vaccine”.

Ông Albert Bourla, Giám đốc điều hành của Pfizer, nhấn mạnh: "Thuốc viên là những phương pháp điều trị dành cho những người không may mắc bệnh. Nó không nên là lý do để chúng ta phớt lờ việc bảo vệ bản thân và đặt bản thân, gia đình và xã hội vào tình trạng nguy hiểm”.

Các chuyên gia cho rằng lý do chính để không nên phụ thuộc vào những loại thuốc mới đó là thuốc kháng virus chỉ giúp ngăn không cho virus nhân lên trong cơ thể. Hơn nữa, nó cần được sử dụng vào đúng thời điểm mới mắc bệnh vì COVID-19 có những giai đoạn phát triển bệnh khác nhau.

Tiến sĩ Celine Gounder – chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Just Human Productions, một tổ chức đa phương tiện phi lợi nhuận cho biết – trong gia đoạn đầu, virus sẽ nhân lên nhanh chóng trong cơ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều tác động tồi tệ của COVID-19 xảy ra trong giai đoạn thứ 2, khởi phát từ phản ứng miễn dịch bị lỗi khi virus tái tạo.

"Khi người mắc COVID-19 bị khó thở hoặc gặp các triệu chứng khác dẫn đến phải nhập viện, họ đang ở trong giai đoạn rối loạn chức năng miễn dịch. Ở giai đoạn này, thuốc kháng virus thực sự không mang lại nhiều lợi ích”, bà nói. 

Hotez cũng đồng tình với ý kiến này. Ông cho biết việc điều trị đủ sớm có thể là một thách thức vì thời gian virus chuyển từ giai đoạn nhân lên sang giai đoạn viêm là rất nhanh chóng.

"Đối với một số người, điều đó sẽ xảy ra sớm hơn, với một số người thì muộn hơn”, ông Hotez nói.
Ông cho biết nhiều người trong giai đoạn đầu của bệnh cảm thấy khỏe mạnh một cách đáng ngạc nhiên và có thể không biết rằng nồng độ oxy của họ đang giảm xuống, một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy giai đoạn viêm của bệnh đã bắt đầu. "Thông thường, bạn sẽ không nhận ra rằng mình đang mắc bệnh cho đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn quá muộn”, ông nói.


                       Theo Baotintuc

Các tin khác


Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới ngày 7/11

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 7/11, thế giới ghi nhận tổng cộng 250.414.241 ca mắc bệnh COVID-19, trong đó có 5.062.994 ca tử vong.

Nữ phi hành gia Trung Quốc đầu tiên đi bộ ngoài không gian

Ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc, ngày 7/11 đã đạt bước tiến mới khi phi hành gia Vương Á Bình đã trở thành nữ phi hành gia đầu tiên của nước này thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian.

Malaysia phát hiện hai ca đầu tiên nhiễm biến thể phụ AY.4.2 của SARS-CoV-2

Theo trang tin The Star, Bộ Y tế Malaysia cho biết đã phát hiện 2 ca đầu tiên nhiễm biến thể phụ AY.4.2, hay còn gọi là Delta Plus, của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Đây là các du học sinh Malaysia trở về từ Anh.

COVID-19 tới 6h sáng 7/11: Thế giới vượt 250 triệu ca mắc; Nga dẫn đầu về ca tử vong mới

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 402.000 ca mắc COVID-19 và trên 5.900 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 250 triệu ca, trong đó trên 5,09 triệu ca tử vong.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 476.788 trường hợp mắc COVID-19 và 7.168 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu xấp xỉ 250 triệu ca, trong đó trên 5 triệu người không qua khỏi.

Việt Nam công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng của 72 nước, vùng lãnh thổ

Ngày 4/11, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết tiêu chí của Việt Nam trong công nhận hộ chiếu vaccine của nước ngoài, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục