Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/11 đã đặt lại tên cho biến thể mới B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2 là Omicron, đồng thời tuyên bố đây là biến thể đáng quan ngại.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tuyên bố của WHO nêu rõ: "Dựa trên những bằng chứng cho thấy có sự thay đổi bất lợi trong dịch tễ học về dịch COVID-19... WHO coi B.1.1.529 là biến thể đáng quan ngại và đặt tên là Omicron". Cũng theo WHO, các công cụ phát hiện virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR hiện tại có thể phát hiện biến thể này.
Slovenia - quốc gia đang nắm giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) - ngày 26/11 thông báo các nước EU đã nhất trí tạm ngừng hoạt động đi lại tới khu vực miền Nam châu Phi sau khi phát hiện biến thể Omicron.
Slovenia thông báo trên mạng xã hội Twitter rằng một ủy ban các chuyên gia y tế từ 27 quốc gia EU "đã nhất trí cần kích hoạt việc ngừng khẩn cấp (hoạt động đi lại tới miền Nam châu Phi) và tạm thời áp đặt hạn chế đối với mọi hoạt động đi lại từ khu vực miền Nam châu Phi vào EU".
Một nguồn tin EU cho biết các biện pháp hạn chế sẽ được áp dụng với Nam Phi, Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia và Zimbabwe.
Cùng ngày, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 của Nga thông báo, nước này từ ngày 28/11 sẽ hạn chế công dân từ 9 nước châu Phi và Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) nhập cảnh.
Thông báo nêu rõ: "Ở Nam Phi và một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện. Theo Cơ quan Giám sát và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nga (Rospotrebnadzor), điểm nổi bật của biến thể này là nó có một lượng lớn các đột biến ở gen S-protein có thể tạo ra khả năng lây nhiễm mạnh hơn và cũng tác động làm giảm hiệu quả của kháng thể”.
Chính vì vậy, kể từ ngày 28/11, công dân nước ngoài cư trú tại Nam Phi, Botswana, Lesotho, Namibia, Zimbabwe, Mozambique, Madagascar, Eswatini, Tanzania, Đặc khu Hành chính Hong Kong hoặc ở đó trong vòng 10 ngày sẽ không thể nhập cảnh vào Nga. Ban chỉ đạo cho biết đang nghiên cứu cẩn thận tình hình về sự xuất hiện của biến thể mới và còn quá sớm để đưa ra kết luận cuối cùng.
Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 lưu ý rằng biến thể mới vẫn chưa được phát hiện tại Nga. Ngoài ra, Rospotrebnadzor cùng Bộ Giao thông vận tải sẽ tổ chức xét nghiệm nhanh COVID-19 cho du khách đến từ châu Phi, cũng như Israel, Anh, Hong Kong, Trung Quốc. Nhà chức trách đã được hướng dẫn để đảm bảo kiểm soát việc tuân thủ các yêu cầu dịch tễ của những du khách này.
Trong diễn biến liên quan, từ ngày 27/11, Áo sẽ cấm các chuyến bay từ Nam Phi và Botswana sau khi hai nước này ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron mà Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid gọi là một mối quan ngại lớn.
Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg thông báo các chuyến bay từ Mozambique, Namibia, Zimbabwe, Lesotho, Eswatini cũng sẽ bị cấm hạ cánh do Áo áp dụng các biện pháp nhằm "giảm tốc độ lây lan của biến thể mới trên toàn cầu".
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid đã đưa các quốc gia miền Nam châu Phi vào danh sách đỏ từ ngày 26/11 do lo ngại biến thể Omicron có thể đã lan rộng ra các nước khác. Đức sẽ đưa Nam Phi vào danh sách các khu vực ghi nhận biến thể mới của SARS-CoV-2 từ ngày 27/11, qua đó chỉ cho phép công dân và người sinh sống tại Đức được nhập cảnh.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Maroc thông báo trên mạng xã hội Twitter rằng nước này đã cấm nhập cảnh đối với các du khách tới từ Nam Phi do những quan ngại về sự lây lan của dịch COVID-19.
Theo Baotintuc
Các quốc gia châu Âu đang bước vào một mùa đông lạnh giá với nhiều âu lo khi số ca mắc mới Covid-19 tăng nhanh trên toàn "lục địa già". Ngoài mối lo dịch bệnh, giới chức châu Âu còn lo ngại một "làn sóng phá sản" của các doanh nghiệp đang đến gần vì những khó khăn do Covid-19 gây ra.
Trước những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, nhất là khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành, Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) tiếp tục phát huy vai trò là cơ chế đối thoại, hợp tác quan trọng và có quy mô lớn nhất giữa châu Á và châu Âu. Là thành viên sáng lập, Việt Nam luôn đồng hành cùng ASEM, chủ động đưa ra những sáng kiến hướng tới ổn định, hòa bình và tăng trưởng bền vững của hai châu lục.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 an toàn cho phụ nữ mang thai và không liên quan đến tỷ lệ biến chứng cao hơn. Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) ngày 25/11 đã đưa ra lời khẳng định này trong nỗ lực khuyến khích thai phụ tiêm chủng.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 577.000 ca mắc COVID-19 và trên 6.600 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 259,5 triệu ca, trong đó trên 5,18 triệu ca tử vong.
Thời gian gần đây, Nhật Bản liên tục ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm và cũng đã ghi nhận ngày không ghi nhận ca mắc tử vong do Covid - 19
Bộ trưởng Y tế Ðức Jens Spahn (G.Xpan) tuyên bố không loại trừ khả năng Ðức sẽ áp đặt quy định tiêm chủng bắt buộc vắc-xin ngừa Covid-19 đối với toàn dân trong tương lai.