Phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Á đưa tin Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa ngày 6/5 đã ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ hai trong vòng 5 tuần qua, trao nhiều quyền hạn cho các lực lượng an ninh để đối phó với làn sóng biểu tình chống chính phủ đang dâng cao khiến đất nước rơi vào tình trạng đình trệ.
Từ một quốc đảo từng được xem là thiên đường du lịch, kinh tế Sri Lanka hiện đang sa sút nghiêm trọng, với đỉnh điểm là thông báo vỡ nợ với số nợ nước ngoài 51 tỷ USD. Cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong lịch sử làm bùng phát các cuộc biểu tình và đình công, yêu cầu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và Chính phủ từ chức. Ảnh: AFP/TTXVN
Một người phát ngôn của Tổng thống Sri Lanka cho biết ông Rajapaksa đã áp dụng những đạo luật cứng rắn để đảm bảo trật tự công cộng sau khi các nghiệp đoàn tổ chức một cuộc đình công trên toàn quốc trong cùng ngày để đòi nhà lãnh đạo này từ chức do cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ. Hoạt động biểu tình đã khiến các cửa hàng, trường học phải đóng cửa và hệ thống giao thông công cộng bị tê liệt.
Người phát ngôn trên nêu rõ: "Tổng thống đã sử dụng quyền hành pháp của mình để áp dụng những quy định khẩn cấp nhằm đảm bảo duy trì các dịch vụ thiết yếu và trật tự công cộng”. Lệnh tình trạng khẩn cấp sẽ có hiệu lực từ nửa đêm 6/5 (theo giờ địa phương).
Trước đó cùng ngày, cảnh sát đã sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán các sinh viên tìm cách xông vào tòa nhà quốc hội đòi Tổng thống Rajapaksa phải từ chức. Lệnh tình trạng khẩn cấp trao cho lực lượng an ninh Sri Lanka những quyền hạn sâu rộng để bắt và giam giữ các nghi phạm trong thời gian dài mà không cần sự giám sát của cơ quan tư pháp, đồng thời cho phép triển khai quân đội bên cạnh cảnh sát để duy trì luật pháp và trật tự.
Tổng thống Rajapaksa ban bố tình trạng khẩn cấp lần đầu tiên hôm 1/4, một ngày sau khi hàng nghìn người biểu tình tìm cách xông vào tư dinh của ông ở thủ đô Colombo. Lệnh này hết hiệu lực vào ngày 14/4.
Hiện nay, Sri Lanka đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Bộ Tài chính Sri Lanka tuần trước thông báo do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, giá dầu tăng cao cùng với chính sách thuế do chính phủ của Tổng thống Rajapaksa thúc đẩy, Sri Lanka hiện chỉ còn chưa đầy 50 triệu USD dự trữ ngoại tệ có thể sử dụng.
Theo Baotintuc.vn
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, một báo cáo nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học Ben Gurion của Israel công bố ngày 2/5, cho thấy biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 không có khả năng loại bỏ được "người tiền nhiệm" và Delta có thể xuất hiện trở lại gây làn sóng lây nhiễm mới.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 231.682 trường hợp mắc COVID-19 và 1.124 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 513 triệu ca, trong đó trên 6,26 triệu người không qua khỏi.
Đến sáng 2/5, thế giới có trên 513,5 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,26 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.
Năm nay, thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 trong bối cảnh các nước đang nỗ lực mở cửa trở lại nền kinh tế sau hơn hai năm chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19. Đã có nhiều dấu hiệu về sự phục hồi tích cực của thị trường lao động ở nhiều nước, dù Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhận định đây vẫn sẽ là một chặng đường dài, đòi hỏi những giải pháp tập trung vào con người mang tính toàn diện.
Trải qua gần 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu hợp tác nổi bật trên các lĩnh vực. Trong thời gian tới, hai bên đang đẩy mạnh hợp tác nhằm đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản phát triển lên tầm cao mới, sâu sắc, thực chất và hiệu quả hơn.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 27/4 đã cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sởi ở trẻ em trong bối cảnh nhiều hoạt động trên thế giới bị gián đoạn do dịch COVID-19 và hàng triệu người phải di cư vì xung đột.