Việc ngưng dòng chảy khí đốt Nga tại Áo sẽ là "đòn giáng mạnh" đối với người dân Áo vì điều này đe dọa "thổi bay” khoảng 300.000 việc làm.


Hệ thống van tại mỏ khí đốt Gremikhinskoye, Nga.

Dẫn cảnh báo của Liên đoàn Các ngành Công nghiệp Áo, tờ Kronen Zeitung chỉ ra gần như toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm nước này đang phụ thuộc vào năng lượng được Nga cấp. Chủ tịch Liên đoàn Georg Knill cho hay sản xuất thép đòi hỏi công suất rất lớn và lưu ý rằng các ngành công nghiệp khác cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ông Knill chỉ rõ chính phủ Áo không có kế hoạch trong trường hợp Nga ngừng cung cấp khí đốt, đồng thời nêu lên nỗi lo ngại rằng chính quyền có thể cắt nguồn khí đốt đối với các doanh nghiệp trong nước trước tiên nếu tình huống xấu xảy ra.

Ông Knill nhấn mạnh mình nhận thấy mối nguy không quá lớn ở việc Nga có thể "khóa van” mà ở chính quyết định ngừng nhập khẩu khí đốt Nga của Liên minh châu Âu. Trước đó, khối này cam kết từ bỏ nhiên liệu hóa thạch vào năm 2040-2050.

Phương tiện truyền thông đưa tin tập đoàn năng lượng khổng lồ OMV của Áo đang chuẩn bị mở tài khoản bằng đồng rúp (ruble) tại ngân hàng Gazprombank của Nga để thanh toán cho các đơn hàng cung cấp khí đốt. Tập đoàn cho biết khoản thanh toán tiếp theo sẽ đến hạn trong tháng này.

Cuối tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo đã ký sắc lệnh yêu cầu bên mua nước ngoài phải thanh toán bằng đồng ruble để mua khí đốt của Nga từ ngày 1/4 và các hợp đồng sẽ bị tạm đình chỉ nếu các khoản thanh toán này không được thực hiện.

Các nước châu Âu, khu vực nhập khẩu khoảng 40% khí đốt từ Nga và thanh toán chủ yếu bằng đồng euro. Nga xuất khẩu hàng trăm tỷ USD khí tự nhiên sang châu Âu mỗi năm. Gazprom cho biết đồng euro chiếm 58% các giao dịch xuất khẩu của tập đoàn này, trong khi đồng USD chiếm 39% và đồng bảng Anh chiếm khoảng 3%.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Châu Âu tranh giành vaccine đậu mùa khỉ khi WHO cảnh báo nguồn cung hạn chế

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng những tác động tiêu cực của việc "vội vàng" mua thuốc và tiêm vaccine khi số ca mắc bệnh vẫn còn tương đối thấp ở châu Âu.

Bệnh đậu mùa khỉ: Đức khuyến cáo cách ly F1 và F0 ít nhất 21 ngày

Nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trong nước, giới chức y tế Đức sẽ thực hiện cách ly ít nhất 21 ngày đối với những người mắc bệnh đậu mùa khỉ (F0). Đây là tuyên bố được Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach đưa ra ngày 24/5 tại cuộc họp báo bên lề Hội nghị các bác sĩ Đức, tổ chức tại thành phố Bremen.

New Zealand ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể phụ BA.2.12.1 trong cộng đồng

Ngày 25/5, nhà chức trách New Zealand thông báo đã phát hiện ca đầu tiên nhiễm dòng phụ BA.2.12.1 của biến thể Omicron trong cộng đồng.

Thế giới nỗ lực giảm giá dầu

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) vừa đưa ra thông điệp về việc sẵn sàng tăng sản lượng dầu, trong khi Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật chống độc quyền về dầu mỏ. Với việc nhu cầu dầu giảm vì kinh tế khó khăn và những nỗ lực nêu trên, giới phân tích đang hy vọng giá dầu sẽ giảm trong thời gian tới.

Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

Quân đội Hàn Quốc thông báo, ngày 25/5, Triều Tiên đã phóng 3 tên lửa đạn đạo ra vùng biển phía đông của nước này trong vòng chưa đầy 1 giờ.

Nga phê chuẩn nghị định thư về hiệp định tín dụng với Cuba

Ngày 24/5, Duma Quốc gia, tức Hạ viện Nga, đã phê chuẩn bốn nghị định thư để sửa đổi các thỏa thuận tín dụng liên chính phủ với Cuba được ký kết tại La Habana ngày 7/8/2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục