Trong năm 2021, nồng độ khí nhà kính và mực nước biển trên toàn cầu đã tăng lên các mức cao kỷ lục.
Khói thải bốc lên từ một nhà máy ở thị trấn St. Stephen, New Brunswick, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Dữ liệu này được Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đưa ra trong báo cáo công bố ngày 31/8, cho thấy tình trạng biến đổi khí hậu tiếp tục gia tăng bất chấp những nỗ lực hạn chế khí thải.
Theo báo cáo của NOAA về "Tình trạng khí hậu toàn cầu năm 2021", nồng độ khí nhà kính ở mức 414,7 ppm, tăng 2,3 ppm so với năm 2020. Đây là mức cao nhất trong ít nhất 1 triệu năm qua dựa trên các dữ liệu về cổ sinh vật học.
Người đứng đầu NOAA Rick Spinrad cho biết báo cáo cung cấp thêm bằng chứng khoa học thuyết phục về việc biến đổi khí hậu đang gây ra tác động trên toàn cầu và không có dấu hiệu chậm lại. Nồng độ khí nhà kính gia tăng kể cả khi lượng phát thải nhiên liệu hóa thạch đã giảm vào năm 2020 trong bối cảnh hầu hết các hoạt động kinh tế trên toàn cầu đình trệ do đại dịch COVID-19.
Cũng theo NOAA, mực nước biển trên toàn cầu đã tăng trong năm thứ 10 liên tiếp, đạt mức kỷ lục mới là 97 mm so với mức trung bình vào năm 1993 khi các vệ tinh bắt đầu đo đạc. Năm 2021 là một trong số 6 năm nóng nhất được ghi nhận kể từ giữa thế kỷ 19, trong khi tất cả 7 năm qua đều là những năm nóng nhất được ghi nhận.
Số lượng các cơn bão nhiệt đới trong năm ngoái cũng cao hơn mức trung bình, trong đó có bão Rai xảy ra ở Philippines vào tháng 12 khiến gần 400 người thiệt mạng.
Theo TTXVN
Mỹ sẽ ngừng phát miễn phí bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà do không còn đủ kinh phí, trong bối cảnh kho dự trữ đang dần cạn kiệt.
Hạn hán đang giết chết cây trồng từ Vành đai nông nghiệp của Mỹ đến lưu vực sông Dương Tử của Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về nạn đói toàn cầu và đè nặng lên triển vọng lạm phát.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell ngày 28/8 cho rằng nhiều khả năng Hội nghị Ngoại trưởng EU, dự kiến diễn ra tại Praha (CH Séc) trong tuần này, sẽ không nhất trí thông qua lệnh cấm thị thực đối với toàn bộ công dân Nga.
Ngày 28/8, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cảnh báo giá khí đốt ở châu Âu có thể đạt 5.000 euro/1.000 m3 trên thị trường giao ngay rồi mới có xu hướng giảm.
Cơn bão lạm phát tiếp tục diễn ra nghiêm trọng tại các nền kinh tế lớn của Đông Nam Á và đe dọa triển vọng phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 của khu vực này.
Phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Á dẫn nhật báo Dawn của Pakistan ngày 28/8 đưa tin "hơn một nửa diện tích Pakistan chìm trong biển nước và hàng triệu người bị mất nhà cửa” do lũ lụt trong bối cảnh mưa gió mùa bất thường đã bước vào "đợt thứ 8 mà không có dấu hiệu suy giảm”.