Nhân loại đang đứng trước hai lựa chọn: hợp tác hoặc diệt vong. Đây là phát biểu của Tổng Thư ký LHQ Antonio Gutteres tại ngày họp đầu tiên Hội nghị COP27 vào ngày 7/11.
Ông Guterres kêu gọi một hiệp ước giữa các quốc gia giàu nhất và nghèo nhất thế giới để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch; cung cấp tài trợ để đảm bảo các quốc gia nghèo hơn có thể giảm lượng khí thải. Người đứng đầu Liên Hợp Quốc cũng đề nghị các nước loại bỏ dần việc sử dụng than.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hối thúc các nước giàu phát thải nhiều khí nhà kính, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, đóng góp công bằng để hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cũng tại COP 27, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhấn mạnh, khí thải carbon cần được định giá trung bình là ít nhất 75 USD/tấn trên toàn cầu vào cuối thập kỷ này để đạt được các mục tiêu về khí hậu trên thế giới.
Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập từ ngày 6 - 18/11, với một chương trình nghị sự dày đặc và một loạt nhiệm vụ quan trọng nhưng hết sức khó khăn.
Hội nghị COP27 và nhiệm vụ khẩn cấp chống biến đổi khí hậu - Ảnh 1.
Hội nghị khí hậu toàn cầu năm 2022 được kỳ vọng sẽ giải quyết sẽ những vấn đề then chốt, bao gồm cả việc đảm bảo nguồn tài chính khí hậu thỏa đáng cho các nước nghèo và nâng tham vọng hành động khí hậu nhằm đạt mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5°C.
Hội nghị thu hút sự tham gia của khoảng 30.000 quan khách quốc tế, trong đó có gần 100 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ.
Các chủ đề chính tại hội nghị này là phát triển hydro xanh, an ninh nước và an ninh lương thực, chuyển đổi năng lượng và bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Tại Phiên họp hẹp cấp cao về biến đổi khí hậu, diễn ra trong khuôn khổ khóa họp 77 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vừa qua, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã nhấn mạnh tới tình trạng khẩn cấp về khí hậu trong bối cảnh thế giới đồng thời phải đương đầu với "cuộc khủng hoảng toàn cầu nhân 3" về lương thực, năng lượng và tài chính.
Liên Hợp Quốc kêu gọi một cách tiếp cận toàn cầu trong vấn đề biến đổi khí hậu, trong đó các cuộc thảo luận tại COP27 phải dựa trên tinh thần công bằng khí hậu, đoàn kết và tin cậy quốc tế.
Theo VTV.vn
Turkmenistan đang tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên và điện sang các nước láng giềng, đồng thời hướng đến việc mở rộng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu thông qua đường ống xuyên Caspi.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 6/11, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen thông báo, trong tuần tới bà sẽ đề xuất một gói tài chính quan trọng từ Liên minh châu Âu (EU), lên tới 1,5 tỉ euro/tháng và tổng trị giá 18 tỉ euro/năm, qua đó sẽ góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu tài chính của Ukraine cho năm 2023.
Phóng viên TTXVN tại Trung Mỹ dẫn thông báo của Viện Địa chấn học, núi lửa, khí tượng và thủy văn quốc gia Guatemala ngày 4/11 cho biết đã ghi nhận hơn 40 cơn địa chấn trong vòng 24 giờ qua tại quốc gia Caribe này.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, tại trụ sở của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) vừa qua đã có cuộc gặp với tân Tổng Giám đốc của ILO, ông Gilbert F. Houngbo.
Các nhà khoa học cho biết tại các vùng nước nông có nhiệt độ ôn hòa ở Địa Trung Hải, những khu rừng san hô sừng đỏ và tím từng một thời đầy sức sống, là nơi trú ẩn quan trọng cho hệ sinh thái nay đã bị tẩy trắng và trở nên yếu ớt, biến thành các khung xương khô héo khi nhiệt độ mùa hè lên mức kỷ lục.
Liên minh châu Âu đã trấn an Ukraine nhân chuyến thăm của Ủy viên Năng lượng EU đến quốc gia đang bị xung đột tàn phá này.