Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình RTS vào tối ngày 6/4, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nhận định cuộc xung đột ở Ukraine đã biến thành chiến tranh chiến hào.



Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: Reuters


"Đánh giá về tình hình đang diễn ra, không bên nào có thể giành thắng lợi”, hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Vucic nói và cho biết thêm rằng cuộc khủng hoảng hiện nay đã trở thành "chiến tranh chiến hào khó khăn”.

Trước đó, Tổng thống Serbia cũng bày tỏ rằng ông lo ngại tình hình toàn cầu hiện nay. Hồi tháng 2, ông Vucic dự đoán cuộc xung đột ở Ukraine sẽ trở nên tồi tệ hơn và leo thang trong 5 đến 6 tháng tới và cuối cùng sẽ trở nên mất kiểm soát.

Ông cũng từng cảnh báo quyết định gửi xe tăng tới Ukraine của phương Tây sẽ dẫn đến quyết định cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Kiev.

Nhà lãnh đạo Serbia cho rằng tình hình trên sẽ ảnh hưởng đến Serbia do chịu áp lực mạnh mẽ từ phương Tây. Và theo ông, mối quan hệ với Nga sẽ trở nên khó khăn hơn gấp hai hoặc ba lần, mặc dù hiện tại vẫn vững mạnh.

Kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra hơn một năm trước, Tổng thống Vucic đã phải thực hiện các hành động cân bằng khó khăn giữa một mặt là mối quan hệ văn hóa và tôn giáo sâu sắc của Serbia với Nga và mặt khác là tham vọng gia nhập Liên minh châu Âu (EU) cùng quan hệ đối tác với NATO.

EU cho biết việc gia nhập để trở thành thành viên EU rất quan trọng với Serbia, song yêu cầu nước này công nhận Kosovo cũng như áp lệnh trừng phạt Nga. Hồi tháng 2, Tổng thống Vucic, người đã từ chối cả hai đề nghị trên suốt nhiều tháng trước đó, tuyên bố thời điểm mà Belgrade buộc phải tham gia các biện pháp cấm vận Nga của EU đang rút ngắn. 

"Thời điểm mà Serbia phải trừng phạt Nga đã đến gần từ lâu, tôi e rằng thậm chí còn chưa đến vài tháng nữa”, ông nói.

                          TheoBaotintuc

Các tin khác


ASEAN thúc đẩy chuyển đổi số trong khu vực

Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) trong khu vực triển khai sáng kiến mã QR của ASEAN (QRcodeASEAN).

Quyết định bất ngờ của OPEC+

Giá dầu mỏ thế giới tăng mạnh sau khi một loạt quốc gia thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (nhóm OPEC+) bất ngờ thông báo cắt giảm sản lượng. Động thái của các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới gây nhiều tranh cãi, bởi cắt giảm sản lượng giúp ổn định thị trường năng lượng, song cũng có thể góp phần khiến lạm phát nóng trở lại.

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất và soạn thảo

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 03/4 tại trụ sở Văn phòng Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền LHQ (HĐNQ) đã đồng thuận thông qua Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên (VDPA) do Việt Nam đề xuất và soạn thảo. Đây là dấu ấn nổi bật của Việt Nam ngay trong Khóa họp đầu tiên đảm nhận cương vị thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Giông bão, lũ quét tại Mỹ và Australia

Theo TTXVN và truyền thông Mỹ, cơn bão mạnh quét qua khu vực miền nam và trung tây nước này đã làm ít nhất 29 người thiệt mạng và nhiều người bị thương, gây thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở vật chất.

Một loạt quốc gia OPEC+ tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu mỏ

Ngày 2/4, một loạt các nước thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các quốc gia đối tác, thường được gọi là OPEC+, ra tuyên bố tự nguyện cắt giảm sản lượng để phòng ngừa những bất ổn trên thị trường thế giới.

Bước tiến mạnh mẽ và táo bạo trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu

Ðại hội đồng Liên hợp quốc mới đây đã thông qua Nghị quyết yêu cầu Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đưa ra ý kiến tư vấn về nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong vấn đề biến đổi khí hậu. Tổng Thư ký Liên hợp quốc ca ngợi đây là bước tiến mạnh mẽ và táo bạo hơn mà thế giới đang rất cần trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục