Giá dầu mỏ tại châu Á đã giảm trong phiên giao dịch sáng 22/5 do tâm lý thận trọng liên quan đến các cuộc đàm phán về trần nợ công tại Mỹ và lo ngại về sự phục hồi nhu cầu tại Trung Quốc, trong lúc thị trường nhận được sự hỗ trợ khi nguồn cung từ Canada và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các nước đồng minh (còn gọi là OPEC+) giảm.


Bơm xăng cho ô tô tại trạm xăng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN

Giá dầu Brent kỳ hạn giảm 48 cent Mỹ, hay 0,6%, xuống 75,1 USD/thùng vào lúc 9h sáng (theo giờ Việt Nam), trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 7 giảm 45 xu Mỹ, hay 0,6%, xuống 71,24 USD/thùng. Yếu tố chính tác động đến giá dầu trong tuần này vẫn là các cuộc đàm phán về trần nợ tại Mỹ sẽ được nối lại trong ngày 22/5. Mỹ hiện là nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới. Các nhà đầu tư cũng quan ngại về sự phục hồi nhu cầu của Trung Quốc khi các số liệu được công bố 2 tuần qua yếu. Nếu thị trường nhà ở tiếp tục giảm sút và các nhà hoạch định chính sách không hành động, nguy cơ giảm tốc của kinh tế Trung Quốc sẽ gia tăng, ảnh hưởng đến mức tiêu thụ và nhu cầu dầu thô. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu và là nước tiêu thụ lớn thứ hai thế giới.

Tuần trước, cả hai loại dầu tăng khoảng 2%, tuần tăng đầu tiên trong 5 tuần, sau khi cháy rừng làm giảm đáng kể nguồn cung dầu thô từ Alberta, Canada. Ngoài ra, quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+ bắt đầu có hiệu lực trong tháng này cũng gây tác động đến thị trường. Theo JP Morgan, tổng lượng xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ từ OPEC+ giảm 1,7 triệu thùng vào ngày 16/5.

Vấn đề trần nợ công tại Mỹ cũng tác động đến thị trường chứng khoán châu Á khiến chứng khoán khởi động tuần mới khá trái chiều. Mở cửa phiên giao dịch 22/5, chỉ số chứng khoán Nhật Bản xuống thấp hơn và đi theo đà giảm của chứng khoán Phố Wall, nơi các nhà đầu tư đang không hài lòng vì các cuộc đàm phán ở Mỹ thiếu tiến triển để tránh khả năng vỡ nợ. Chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm 0,31% (tương đương 94,69 điểm) xuống 30.713,66 điểm vào đầu phiên giao dịch.

Ngược lại, chứng khoán Hàn Quốc tăng cao hơn vào sáng 22/5 với nhóm cổ phiếu ô tô và công nghệ có giá trị vốn hóa lớn dẫn đầu, khi các cuộc đàm phán về trần nợ tại Mỹ dự kiến sẽ sớm được nối lại. Chỉ số Kospi tại Seoul tăng 0,36% (9,18 điểm) lên 2.546,97 điểm trong 15 phút giao dịch đầu tiên.

Tại Trung Quốc, các chỉ số chính tăng giảm đan xen với chứng khoán Hong Kong mở cửa cao hơn một chút. Chỉ số Hang Seng tăng 0,15% (28,49 điểm) lên 19.479,06 điểm vào đầu phiên. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải lại giảm 0,15% (4,95 điểm) xuống 3.278,60 điểm.

Nhà phân tích thị trường cấp cao Toshiyuki Kanayama của công ty dịch vụ tài chính Monex cho biết thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc ngày 19/5 trong "sắc đỏ" lần đầu tiên sau ba ngày, do tin tức rằng các cuộc đàm phán trần nợ công giữa Nhà Trắng và đảng Cộng hòa đã thất bại. Điều này làm dấy lên nghi ngờ về khả năng giới chức Mỹ sớm đạt được một thỏa thuận và khiến chứng khoán Phố Wall mất điểm.

Dự kiến, Tổng thống Joe Biden sẽ gặp lãnh đạo đang Cộng hòa ở Hạ viện Kevin McCarthy trong ngày 22/5 (giờ địa phương) để thảo luận trực tiếp. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã nhắc lại rằng ngày 1/6 vẫn là "hạn chót cứng" để nâng trần nợ. Nếu không, chính phủ có thể sẽ cạn kiệt ngân sách và không thể đáp ứng tất cả các cam kết của mình cho đến ngày 15/6, khi nhiều khoản thu thuế đến hạn.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục