Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 31/7, Đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ Cho Hyun-dong cho rằng hội nghị thượng đỉnh 3 bên sắp tới giữa các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản sẽ nêu bật hợp tác mạnh mẽ, cùng cơ hội tăng cường quan hệ giữa 3 nước.
Đại sứ Hàn Quốc tại Mỹ Cho Hyun-dong. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Trước đó, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch tiếp người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Trại David vào ngày 18/8 tới. Như vậy, ông Yoon Suk Yeol và ông Kishida sẽ là những nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm khu nghỉ dưỡng của Tổng thống Mỹ kể từ năm 2015.
Phát biểu với các phóng viên ở Washington D.C, Đại sứ Cho Hyun-dong nêu rõ: "Đây sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức tại Trại David kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức". Điều này cho thấy Tổng thống Biden coi trọng mối quan hệ 3 bên giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ông Cho Hyun-dong cũng nhấn mạnh hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ là hội nghị thượng đỉnh 3 bên "độc lập" đầu tiên vì trước đây 3 nhà lãnh đạo chỉ gặp nhau bên lề các hội nghị quốc tế hoặc khu vực.
Cuộc gặp gần đây nhất diễn ra nhân dịp 3 nhà lãnh đạo dự hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima (Nhật Bản) vào tháng 5 vừa qua.
Theo Baotintuc.vn
Sự kiện diễn ra tại St. Petersburg với những nội dung chính như cung cấp ngũ cốc, hỗ trợ an ninh, củng cố chủ quyền và tăng cường hợp tác thương mại.
Ngoại trưởng Indonesia cho biết, tại cuộc hội đàm song phương, Tổng thống Joko Widodo và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tập trung thảo luận về việc tăng cường hợp tác kinh tế theo hướng cùng có lợi.
Phiên giao dịch ngày 28.7 (giờ Việt Nam), giá dầu leo dốc được hỗ trợ bởi nguồn cung khan hiếm sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng, triển vọng tăng trưởng mới về nhu cầu của Trung Quốc cũng như tăng trưởng toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 26/7, nhiều cơ quan báo chí Italy tiếp tục đưa đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến nước này.
Bất chấp nỗ lực không ngừng của các nước và tổ chức quốc tế, nhiều cuộc khủng hoảng nhân đạo trên thế giới vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhất là khi những điểm nóng xung đột ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, việc thiếu kinh phí đang đe dọa đẩy các hoạt động cứu trợ vào nguy cơ bị đình trệ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lo ngại việc Ấn Độ ngăn chặn xuất khẩu gạo có khả năng làm trầm trọng thêm sự biến động của giá lương thực thế giới, dẫn đến các biện pháp trả đũa có thể gây hại cho toàn cầu.