Hơn 600 lính cứu hỏa, gồm lực lượng tiếp viện từ một số nước châu Âu với sự hỗ trợ của máy bay chữa cháy, trực thăng thả nước đang chiến đấu với 3 đám cháy lớn ở Hy Lạp.
Cháy rừng ở làng Dikela, gần thành phố Alexandroupolis, Hy Lạp. (Ảnh: AP)
Hai trong số ba vụ cháy rừng nói trên đã hoành hành trong nhiều ngày qua ở Hy Lạp. Một đám cháy rừng lớn ở vùng Đông Bắc Evros và thành phố Alexandroupolis, được cho là nguyên nhân gây ra 20 trong số 21 trường hợp tử vong liên quan đến cháy rừng trong tuần qua ở Hy Lạp, đã bùng cháy sang ngày thứ 9.
Ngọn lửa, nơi các đám cháy rừng nhỏ hơn kết hợp lại tạo thành một trong những vụ cháy rừng đơn lẻ lớn nhất từng xảy ra ở một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, đã tàn phá nhiều vùng rừng rộng lớn và thiêu rụi nhà cửa ở các khu vực ngoại ô của thành phố Alexandroupolis.
Cơ quan cứu hỏa Hy Lạp thông tin hôm 27/8, 295 lính cứu hỏa, 7 máy bay và 5 trực thăng đã giải quyết đám cháy. Lệnh sơ tán đã được ban hành đối với hai ngôi làng, một ở vùng Evros và một ở vùng Rodopi.
Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu cho biết, vụ cháy rừng đã thiêu rụi 769 km2 đất và có 120 điểm nóng cháy rừng đang hoạt động.
Ở khu vực lân cận phía Tây Bắc thủ đô Hy Lạp, một trận cháy rừng lớn khác đã bùng phát trong nhiều ngày, thiêu rụi nhà cửa và công viên quốc gia trên núi Parnitha, một trong những khu vực xanh cuối cùng gần Athens. 260 lính cứu hỏa, một máy bay chữa cháy và ba trực thăng thả bom nước đang bỗ lực dập tắt đám cháy rừng.
Trận cháy rừng lớn thứ ba bắt đầu diễn ra vào ngày 26/8 trên đảo Andros của Cycladic và vẫn đang cháy ngoài tầm kiểm soát hôm 27/8, với 73 lính cứu hỏa, hai máy bay chữa cháy và hai máy bay trực thăng tham gia dập lửa. Sét đánh được cho là nguyên nhân gây ra vụ cháy rừng này.
Hy Lạp đã phải hứng chịu hàng chục vụ cháy rừng bùng phát hàng ngày trong tuần qua trong bối cảnh gió thổi mạnh kết hợp với điều kiện thời tiết mùa hè khô nóng khiến ngọn lửa bùng phát và cản trở các nỗ lực chữa cháy. Lực lượng cứu hỏa Hy Lạp đã dập tắt 122 đám cháy, trong đó có 75 vụ bùng phát trong 24 giờ từ tối 25/8 đến tối 26/8 (theo giờ địa phương).
Do lực lượng chữa cháy phải chịu áp lực đến mức giới hạn, Hy Lạp đã kêu gọi sự giúp đỡ từ các nước châu Âu khác. Đức, Thụy Điển, Croatia và Cyprus đã gửi máy bay chữa cháy tới Hy Lạp, trong khi lính cứu hỏa Romania, Pháp, Czech, Bulgaria, Albania, Slovakia và Serbia đang hỗ trợ trên mặt đất.
Với điều kiện thời tiết nóng và khô trong mùa hè, các nước Nam Âu đặc biệt dễ xảy ra cháy rừng. Các quan chức Liên minh châu Âu cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến tần suất và cường độ cháy rừng ngày càng gia tăng ở châu Âu, đồng thời lưu ý rằng năm 2022 là năm tồi tệ thứ hai về thiệt hại do cháy rừng được ghi nhận sau năm 2017.
Hy Lạp áp đặt các quy định phòng chống cháy rừng hàng năm, điển hình là từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 10, nhằm hạn chế các hoạt động như đốt thảm thực vật khô và tổ chức tiệc nướng ngoài trời.
Nguyên nhân của hai vụ cháy lớn nhất ở Hy Lạp vẫn chưa được xác định. Đối với một số vụ cháy nhỏ hơn, giới chức Hy Lạp cho biết nghi ngờ có hành vi đốt phá hoặc sơ suất và một số người đã bị bắt giữ. Hôm 26/8, cơ quan cứu hỏa Hy Lạp đã bắt giữ hai người đàn ông, một người trên đảo Evia và một người ở vùng Larissa, miền Trung Hy Lạp, vì bị cáo buộc cố tình đốt cỏ khô và thảm thực vật để gây cháy rừng.
Đến ngày 25/6, cơ quan cứu hỏa Hy Lạp đã bắt giữ 163 người vì các cáo buộc liên quan đến cháy rừng, phát ngôn viên chính phủ Pavlos Marinakis tuyên bố, trong đó có 118 người vì sơ suất và 24 người vì cố ý đốt phá. Ông Marinakis cho biết, cảnh sát nước này đã thực hiện thêm 18 vụ bắt giữ khác.
Theo VTV.VN
Như lời Lão Tử: "Hành trình vạn dặm, bắt đầu từ một bước chân", hành trình chinh phục vũ trụ của New Delhi đã được Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên Pt. Jawaharlal Nehru vô cùng chú trọng, khi ông và nhà khoa học Vikram Sarabhai thành lập Ủy ban Nghiên cứu vũ trụ quốc gia Ấn Độ (INCOSPAR) năm 1962.
Cuộc đổ bộ thành công của tàu vũ trụ Chandrayaan-3 lên Mặt Trăng không phải là sự kết thúc mà là bước khởi đầu cho các sứ mệnh không gian của Ấn Độ.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 23/8, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết tính đến hết tháng 7, các cuộc đụng độ giữa lực lượng vũ trang Sudan và các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã buộc 202.263 người phải vượt qua biên giới nước này để đến Nam Sudan.
Mặc dù số tiền nhận được hàng tháng sẽ ít hơn nhưng ngày càng có nhiều người cao tuổi Hàn Quốc chọn cách nhận lương hưu trước độ tuổi quy định.
Những cơn gió "máy sấy tóc" đã phần nào khiến một số đợt nắng nóng và cháy rừng thêm tàn khốc trong năm nay. Chúng có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với biến đổi khí hậu.
Theo một nghiên cứu quy mô lớn chỉ ra tác động sức khỏe kéo dài của COVID-19, nguy cơ mắc bệnh mới, thương tật và tử vong vẫn tăng cao ở một số bệnh nhân sau hai năm mắc COVID-19.