Giới phân tích cho rằng cuộc gặp gỡ giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Amur, Viễn Đông (Nga) mang tính biểu tượng, đặc biệt là sau khi Bình Nhưỡng gần đây đã thất bại trong 2 lần nỗ lực phóng vệ tinh do thám lên quỹ đạo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) chào mừng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 13/9. Ảnh: TASS
Dẫn lời An Chan-il - một nhà nghiên cứu phụ trách điều hành Viện Nghiên cứu Thế giới về các vấn đề Triều Tiên, hãng tin AFP cho biết Bình Nhưỡng đang tìm kiếm sự trợ giúp về công nghệ vệ tinh và nâng cấp thiết bị quân sự thời Liên Xô.
Theo hãng thông tấn Nga TASS, ngày 13/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có cuộc nói chuyện ngắn tại Sân bay vũ trụ Vostochny. Cuộc gặp diễn ra tại cổng chính nhà lắp đặt và thử nghiệm các phương tiện phóng. Hai nguyên thủ quốc gia tham quan sân bay vũ trụ và sau đó bắt đầu tiến hành cuộc hội đàm.
Một ngày trước đó, Tổng thống Putin đã thông báo kế hoạch thăm Sân bay vũ trụ Vostochny cách thành phố Vladivostok khoảng 1.000 km. Theo hãng tin RIA Novosti, người đứng đầu Điện Kremlin cho biết Nga có kế hoạch thu hút các nhà đầu tư tư nhân trong lĩnh vực vũ trụ, đồng thời khẳng định Moska sẽ hỗ trợ Bình Nhưỡng chế tạo vệ tinh.
"Nhà lãnh đạo Triều Tiên thể hiện sự quan tâm lớn đến công nghệ tên lửa và họ đang nỗ lực phát triển để tăng cường sự hiện diện của quốc gia trong lĩnh vực không gian”, Tổng thống Putin nói.
Khi được các phóng viên hỏi liệu hợp tác quân sự có nằm trong chương trình nghị sự hay không, Tổng thống Putin cho biết: "Chúng tôi sẽ nói về tất cả các vấn đề. Không có gì phải vội vàng cả. Vẫn còn thời gian”.
Dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, hãng thông tấn TASS đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu - người đã có chuyến thăm Bình Nhưỡng vào tháng 7 và gần đây đã đề xuất các cuộc tập trận hải quân chung song phương - sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán.
Về phần mình, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cảm ơn Tổng thống Putin đã mời ông đến thăm, bất chấp lịch trình bận rộn của nhà lãnh đạo Nga. Trước đó, ông Kim Jong-un nhấn mạnh chuyến đi là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông sau đại dịch, cho thấy Triều Tiên đang "ưu tiên tầm quan trọng chiến lược” trong mối quan hệ với Nga.
Tại sân bay vũ trụ lớn nhất nước Nga, Bộ trưởng tài nguyên thiên nhiên Nga Alexander Kozlov đã chào đón nhà lãnh đạo Kim Jong-un và đưa cho ông những bức ảnh lịch sử có chữ ký của các phi hành gia Liên Xô, trong đó có Yury Gagarin.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova, các kênh liên lạc giữa Nga và Triều Tiên đã được nối trở lại như trước đại dịch COVID-19. Đối thoại giữa hai nước "đang phát triển tích cực”.
Trong một diễn biến cùng ngày, quân đội Hàn Quốc cho biết, trong khi nhà lãnh đạo hàng đầu của Bình Nhưỡng đang có chuyến công du tới Nga, Triều Tiên đã phóng hai vật thể nghi là tên lửa đạn đạo.
Theo Baotintuc.vn
Nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Maroc khắc phục hậu quả của thảm họa động đất xảy ra tối 8/9 gây thương vong lớn nhất tại quốc gia này kể từ năm 1960.
Các nguồn tin y tế và tình nguyện viên tại Sudan cho biết có ít nhất 40 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong một cuộc không kích nhằm vào một khu chợ ở phía Nam thủ đô Khartoum ngày 10/9.
Chiều 10/9, một chiếc máy bay của hàng hàng không Air China đã hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Changi của Singapore sau khi động cơ bên trái của máy bay bốc cháy. May mắn toàn bộ hành khách trên máy bay đều an toàn.
Cung điện hoàng gia Maroc hôm 9/9 tuyên bố nước này để quốc tang ba ngày, sau trận động đất chết người xảy ra vào đêm 8/9, khiến trên 1.000 người thiệt mạng.
Bộ Nội vụ Maroc cho biết số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất mạnh tối 8/9 đã lên đến 632 người, trong khi có 329 người bị thương.
Người dân nước Anh đang sống trong tháng 9 nắng nóng kéo dài kỷ lục.