Ngày 10/10 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), New York, Mỹ, các nước thành viên ASEAN và Timor Leste (quan sát viên của ASEAN) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 56 năm thành lập ASEAN tại trụ sở Liên hợp quốc.


Tham dự và phát biểu tại buổi lễ có Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 Dennis Francis,  Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề chính sách Guy Ryder và đông đảo Đại sứ, Trưởng Phái đoàn của các nước thành viên LHQ.

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Thứ trưởng Ngoại giao Indonesia Pahala Mansury đã phát biểu khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN, là hình mẫu về hợp tác khu vực, nỗ lực chung vì hòa bình, ổn định, thúc đẩy tăng trưởng năng động và ngày càng ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức toàn cầu.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc đề nghị ASEAN tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), hành động ứng phó biến đổi khí hậu và giải quyết nghèo đói, bất bình đẳng; đồng thời bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ, đóng góp của ASEAN cho công việc chung của LHQ và cho Văn phòng của Chủ tịch ĐHĐ, nhất là lần đầu tiên đã có đại diện của Việt Nam công tác biệt phái tại đây.

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh trước những thách thức hiện nay, ASEAN tiếp tục đóng vai trò quan trọng và có những đóng góp tích cực trong bảo đảm hòa bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển bền vững trong khu vực và trên thế giới.

Các phái đoàn các nước ASEAN tại Liên hợp quốc thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ, duy trì trao đổi, tiếp xúc và chia sẻ quan điểm, thông tin về các vấn đề cùng quan tâm trong chương trình nghị sự của Liên hợp quốc.

ASEAN được thành lập ngày 08/08/1967 theo Tuyên bố Bangkok, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực. Lễ kỷ niệm được tổ chức cùng với bài ASEAN Ca được cử hành trang trọng và chương trình điểm lại các thành tựu nổi bật của ASEAN đã tiếp tục khẳng định những giá trị và bản sắc Cộng đồng ASEAN.


Theo TTXVN

Các tin khác


Nobel 2023: Giải Kinh tế đề cao công trình toàn diện về đóng góp của phụ nữ cho thị trường lao động

Chiều 9/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Kinh tế 2023 thuộc về Giáo sư người Mỹ Claudia Goldin vì nỗ lực của bà trong việc nâng cao hiểu biết về những đóng góp của nữ giới cho thị trường lao động.

Lo ngại xung đột, nhiều nước triển khai sơ tán công dân khỏi Israel

Nhiều nước như: Hungary, Ba Lan, Thái Lan... khẩn trương thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn và sơ tán công dân tại Israel trong bối cảnh xung đột giữa lực lượng Hamas và Israel leo thang.

Ecuador gia hạn tình trạng khẩn cấp trước thềm bầu cử tổng thống vòng 2

Ecuador ngày 8/10 quyết định gia hạn 1 tháng tình trạng khẩn cấp được ban bố từ sau vụ ám sát một ứng cử viên tranh cử tổng thống hồi tháng 8 vừa qua.

Động đất tại Afghanistan: Những con số thiệt hại liên tục tăng

Bộ Xử lý thảm họa Afghanistan ngày 8/10 đã cập nhật con số thiệt hại mới nhất sau thảm họa động đất xảy ra một ngày trước đó, cho biết đã có 2.053 người thiệt mạng, 9.240 người bị thương và 1.320 ngôi nhà đã bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn.

Cộng đồng người Việt Nam ở Kyushu (Nhật Bản) tích cực thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việt

Trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Diễn đàn Kinh tế kiều bào lần thứ hai tại Fukuoka (Nhật Bản), ngày 7/10, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), đã có buổi làm việc, tiếp xúc với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại khu vực Kyushu.

Các nhà xuất khẩu dầu của Nga chuyển hướng sang thị trường châu Phi

Cuộc xung đột ở Ukraine đã và đang dẫn đến những thay đổi trong hợp tác năng lượng của Nga với các nước châu Phi - nơi được coi là mục tiêu ưu tiên cho đầu tư thượng nguồn ở nước ngoài trong tương lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục