EU trước đây từng tuyên bố, khối này đã vượt qua sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga, quốc gia đang hứng chịu các lệnh trừng phạt.


(Ảnh minh họa: The Wall Street Journal)

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Truyền hình nhà nước Nga Rossiya-1, Giám đốc điều hành Gazprom Aleksey Miller cho biết, một số quốc gia EU, trước đây khẳng định đã ngừng hoàn toàn việc mua khí đốt của Nga, trên thực tế hiện vẫn đang nhận nguồn cung cấp nhiên liệu từ Moscow.

Giám đốc điều hành Gazprom không cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết nào về khối lượng khí đốt của Nga mà các quốc gia EU đang nhập khẩu.

Ông Miller nói: "Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng khí đốt của Nga được cung cấp cho nhiều quốc gia (EU), những nước đã tuyên bố từ chối tiêu thụ nguồn cung này".

Giám đốc điều hành Miller không nêu tên quốc gia nào trong số 27 nước EU đang tiếp tục nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga, nhưng nói rằng "Nga hiện đang vận chuyển khí đốt tự nhiên qua Ukraine đến trung tâm Baumgarten của Áo", một trong những quốc gia lớn nhất ở châu Âu.

"Đây là một trung tâm rất lớn của châu Âu chuyên cung cấp khí đốt cho các quốc gia khác trên khắp EU", theo ông Miller.

Với các hợp đồng hiện có, Nga tiếp tục cung cấp khí đốt cho các nước ở miền Nam và khu vực Đông Nam châu Âu.

"Tất nhiên khí đốt của Nga vẫn "chảy vào" thị trường châu Âu với khối lượng không hề nhỏ", đồng thời chỉ ra rằng nhiên liệu này "được tiêu thụ ngay cả bởi những quốc gia tuyên bố rằng thị trường quốc gia của họ không có khí đốt, ông Miller nói:

Vào năm 2022, nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho thị trường EU bắt đầu giảm do đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại và một số quốc gia thành viên EU từ chối thanh toán việc nhập khẩu nhiên liệu từ Nga bằng đồng Ruble, bao gồm Hà Lan, Đan Mạch, Bulgaria và Phần Lan.

Để đáp lại các lệnh trừng phạt của EU trong năm 2022, Moscow yêu cầu các nước ủng hộ chiến dịch trừng phạt quốc tế nhằm vào Nga phải thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng Ruble thay vì USD hoặc Euro.

Trong bối cảnh nguồn cung từ Nga giảm, khối này phải tăng cường mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Vào cuối năm 2022, EU được xếp trong top mua nhiên liệu làm lạnh lớn nhất thế giới, vượt qua các quốc gia nhập khẩu kỷ lục truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Năm 2022, Mỹ đã trở thành nước xuất khẩu LNG lớn sang thị trường EU, trong khi Nga tăng lượng xuất khẩu LNG lên 20%.

Đầu năm nay, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, EU đã tìm cách vượt qua sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga, đồng thời cho biết thêm rằng Moscow đã giảm 80% xuất khẩu khí đốt sang khối này. Những tuyên bố tương tự cũng được Thủ tướng Đức Olaf Scholz đưa ra.


Theo VTV.VN

Các tin khác


Ngân hàng Công Thương Trung Quốc bị tấn công mạng bằng mã độc tống tiền

Ngày 9/11, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) thông báo vừa trở thành mục tiêu của vụ tấn công mạng bằng mã độc tống tiền, làm gián đoạn một số dịch vụ tài chính.

Điều chưa biết về chiếc máy bay Nga tự sản xuất để thay thế Airbus, Boeing

Nhà sản xuất máy bay hàng đầu của Nga tuyên bố đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm của phi cơ chở khách thân rộng mới, được kỳ vọng có thể thay thế máy bay Airbus hoặc Boeing trên bầu trời nước này.

G7 không đạt được đồng thuận về lệnh cấm kim cương Nga

Theo tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao sau cuộc họp ở Tokyo hôm 8/11, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) vẫn chưa đạt được đồng thuận về biện pháp trừng phạt ngành kim cương của Nga.

Hai lý do sâu xa khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ Israel mạnh mẽ

Tổng thống Joe Biden nói với người dân Israel: "Chừng nào Mỹ còn đứng vững, chúng tôi sẽ không để các bạn một mình”. Đó là một trong nhiều phát biểu thể hiện sự ủng hộ mà Tổng thống Biden dành cho Israel kể từ khi Hamas tấn công nước này ngày 7/10.

Tổng thống Putin: Nga, Trung Quốc không thành lập liên minh quân sự

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các mối liên kết quân sự chặt chẽ hơn, đồng thời lưu ý rằng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao hiện được ưu tiên.

Dự báo 2023 sẽ là năm nóng nhất trong vòng 125.000 năm qua

Ngày 8/11, các nhà khoa học Liên minh châu Âu (EU) dự báo năm 2023 "gần như chắc chắn” sẽ là năm ấm nhất trong 125.000 năm qua. Dự báo trên được đưa ra sau khi dữ liệu công bố tháng trước cho thấy tháng 10/2023 là tháng 10 nóng nhất thế giới trong 125.000 năm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục