Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) đạt được thành công tối thiểu vào năm 2023, nhưng vẫn cần thiết ở châu Phi.


Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã không thành công trong việc mang lại hòa bình cho Congo hay Mali. Ảnh: AFP

Theo báo Deutsche Welle (Đức) ngày 25/12, các phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) đã gặp khó khăn trong năm 2023 để bảo vệ dân thường và mang lại sự ổn định cho các quốc gia mà họ hoạt động, đặc biệt là ở châu Phi.

Ở các quốc gia như Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), Nam Sudan, Mali  và Cộng hòa Trung Phi (CAR), lực lượng của LHQ đã đạt được rất ít thành công.

Theo một số nhà phân tích, các phái bộ của Liên hợp quốc hoạt động theo những quy định nghiêm ngặt đã bị quá tải ở một số quốc gia này.

Adib Saani, Giám đốc Trung tâm An ninh Con người và Xây dựng Hòa bình Jatikay, nói: "Một trường hợp rõ ràng là Mali, [tình hình an ninh] vẫn chưa được giải quyết vì bạo lực dường như ngày càng trở nên tồi tệ. Có vẻ như sứ mệnh của [LHQ] đã bất lực".

Đối với các nhà phân tích như Saani, những thành tích hạn chế gần đây của các phái bộ LHQ tại các khu vực châu Phi là điều đáng thất vọng.

Chuyên gia Saani nói: "Họ đã không thành công trong việc giải quyết vòng xoáy bạo lực ở những quốc gia đó”.

Các phái bộ của LHQ rõ ràng bị hạn chế trong hoạt động của họ. Ví dụ, họ không được phép sử dụng vũ lực gây sát thương trừ trường hợp tự vệ hoặc bảo vệ nhiệm vụ được giao. 

Fidel Amakye Owusu, một chuyên gia về giải quyết xung đột, nêu quan điểm: "Tôi không nói rằng các phái đoàn của LHQ ở châu Phi đều thất bại, mà đúng hơn là bản chất nhiệm vụ của họ đã hạn chế hiệu quả của họ trong các lĩnh vực mà họ dự định hoạt động”.

Ông nhấn mạnh rằng giới hạn hoạt động của các phái bộ LHQ đôi khi khiến họ rơi vào tình thế khó xử khi người dân cho rằng chúng phản tác dụng trong việc ổn định tình hình bất ổn.

Tại Mali, người dân đã phản đối phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ (MINUSMA) trong năm nay và vào tháng 6, chính phủ do chính quyền quân sự lãnh đạo đã yêu cầu phái đoàn rút đi và điều này đã được chấp thuận.

Phái bộ này đã được triển khai cách đây một thập kỷ để dập tắt các cuộc nổi dậy của phe ly khai và Hồi giáo ở miền bắc Mali, nhưng chính phủ quân sự cáo buộc "lực lượng này đang làm gia tăng căng thẳng".

Vào tháng 10, LHQ cho biết phái bộ đang chuẩn bị rời khỏi quốc gia Tây Phi này trước ngày 31/12 và "hoàn toàn cam kết tôn trọng khung thời gian trên”.

Những người lính Đức cuối cùng, vốn được triển khai tới Mali trong khuôn khổ sứ mệnh gìn giữ hòa bình MINUSMA của LHQ ở đó, đã rời Mali trong tháng này.

Đức đã triển khai tổng cộng 20.000 binh sĩ trong quá trình thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình - đại diện cho đợt triển khai quân sự nước ngoài lớn thứ hai sau cuộc xâm lược Afghanistan do Mỹ dẫn đầu.

Trong khi đó, các tình huống xung đột ở châu Phi rất phức tạp và khó lường, và theo chuyên gia Owusu, bản chất các nhiệm vụ của LHQ khiến việc phản ứng trong các tình huống bất ổn trở nên rất khó khăn.

Chuyên gia Owusu nói: "Phần lớn, nó liên quan đến giới hạn nhiệm vụ của họ hơn là mức độ tham gia hiệu quả của các lực lượng".

Nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của LHQ vẫn cần thiết ở châu Phi

Tuy nhiên, chuyên gia Owusu cảnh báo việc yêu cầu các phái bộ của LHQ, như Mali và Congo đã làm, có thể phản tác dụng.

Trong trường hợp của Mali và khu vực Sahel, "chúng tôi vẫn nhận thấy tỷ lệ khủng bố ngày càng gia tăng”, ông Owusu lưu ý, nhấn mạnh rằng các thành viên của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo tự xưng vẫn tồn tại và "khá táo bạo khi chiếm giữ các vùng lãnh thổ hàng ngày, hàng tuần”.

Các phái bộ của LHQ đang chịu áp lực và mức độ can dự của họ đang bị nghi ngờ, nhưng theo Mohamed Amara tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Bamako, vai trò của họ vẫn rất quan trọng.

Ông Amara bày tỏ lo lắng rằng một khi các nhiệm vụ của LHQ kết thúc, nhiều chính phủ ở châu Phi có thể gặp khó khăn trong việc lấp đầy khoảng trống an ninh do việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình để lại.

Ông Amara kết luận: "Điều quan trọng cần nhấn mạnh là MINUSMA đóng vai trò như một vùng đệm giữa chính quyền Mali và phần còn lại của khu vực. Nếu MINUSMA rời đi, nước này sẽ cần phải thay thế tất cả các chốt an ninh do MINUSMA kiểm soát”.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Xung đột Hamas - Israel: UNICEF cảnh báo 80% số trẻ em ở Gaza đối mặt nguy cơ suy dinh dưỡng nghiêm trọng

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo ít nhất 10.000 trẻ em dưới 5 tuổi ở Gaza có nguy cơ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng trong những tuần tới.

Hy Lạp cứu 81 người trên Địa Trung Hải

Các cơ quan chức năng Hy Lạp đã giải cứu 81 người tại vùng biển quốc tế ở Địa Trung Hải.

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi khiến sân bay quốc tế Minangkabau phải đóng cửa

Núi lửa Marapi trên đảo Sumatra của Indonesia ngày 22/12 đã phun tro bụi, khiến sân bay quốc tế tại đảo này phải tạm thời đóng cửa, trong khi nhiều cộng đồng dân cư khẩn trương sơ tán để đảm bảo tính mạng.

CH Séc: Ít nhất 31 người bị thương vong trong vụ xả súng tại Praha

Theo phóng viên TTXVN tại Praha, chiều 21/12 (theo giờ địa phương), cảnh sát CH Séc thông báo đã vô hiệu hoá nghi phạm nổ súng trong toà nhà Khoa Triết học thuộc trường Đại học Charles ở thủ đô Praha khiến ít nhất 11 người thiệt mạng và 20 người bị thương.

Nổ súng gây nhiều thương vong tại một trường đại học ở Séc

Cảnh sát Séc ngày 21/12 thông báo đã xảy ra vụ nổ súng tại tòa nhà thuộc trường Đại học Charles ở trung tâm thủ đô Praha.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiếp tục hoãn bỏ phiếu nghị quyết về Gaza

Cuộc bỏ phiếu ngày 20/12 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về nghị quyết kêu gọi tạm dừng cuộc chiến giữa Hamas và Israel đã tiếp tục bị hoãn lại khi các thành viên chưa đạt được đồng thuận về cách diễn đạt, trong khi con số thương vong ở Gaza tiếp tục tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục