Trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, hôm 6/2, Ủy ban châu Âu sẽ hối thúc EU cắt giảm 90% lượng phát thải khí nhà kính ròng vào năm 2040.
Mục tiêu này sẽ đánh giá sự ủng hộ chính trị đối với chính sách tích cực về chống biến đổi khí hậu của châu Âu.
Theo dự thảo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu, EU sẽ hỗ trợ mục tiêu giảm ròng 90% lượng phát thải khí nhà kính so với mức năm 1990.
Mục tiêu cho tới năm 2040 gồm tìm cách duy trì các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu đáp ứng cả mục tiêu dài hạn là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và chấm dứt sự đóng góp liên tục của châu Âu vào biến đổi khí hậu, cũng như mục tiêu khí hậu hiện tại vào năm 2030.
Kế hoạch của EU, được xây dựng trong bối cảnh các cuộc biểu tình của nông dân châu Âu và phản ứng dữ dội chống lại một số luật xanh của EU, tập trung vào việc duy trì sự ủng hộ của công chúng và các công ty châu Âu.
Theo dự thảo kế hoạch của EU, có thể được thay đổi trước khi công bố, "sẽ cần tập trung nhiều hơn vào những điều kiện cho phép các doanh nghiệp và người dân làm chủ quá trình chuyển đổi" để gia hạn Thỏa thuận Xanh châu Âu trong suốt thập kỷ đến năm 2040.
"Hành động vì khí hậu phải đưa mọi người đi cùng", dự thảo kế hoạch viết.
Nông dân đã biểu tình trên khắp châu Âu (Ảnh: RTE)
Cuộc thảo luận chính trị về mục tiêu này sẽ bắt đầu vào ngày 6/2, nhưng đề xuất pháp lý cuối cùng sẽ đến từ Ủy ban châu Âu mới được thành lập sau cuộc bầu cử vào tháng 6.
Chính sách khí hậu của châu Âu sắp bước vào giai đoạn chính trị đầy thách thức khi nó bắt đầu ảnh hưởng đến những lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp và các doanh nghiệp truyền thống đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ xanh.
Theo dự thảo, ngành nông nghiệp được cho là sẽ giảm 30% lượng khí thải không phải CO2 so với mức năm 2015 vào năm 2040. Tuy nhiên, các quan chức EU hôm 5/2 ám chỉ rằng ngành công nghiệp gây tranh cãi về mặt chính trị này có thể không đạt được mục tiêu này trong phiên bản cuối cùng.
Kế hoạch thu giữ và lưu trữ hàng trăm triệu tấn khí thải CO2 vào năm 2050 được nêu trong tài liệu thứ hai của EU. Đây chỉ là một trong nhiều lĩnh vực sẽ cần đầu tư đáng kể vào công nghệ mới.
Với việc loại bỏ dần năng lượng sử dụng than và giảm 80% tổng mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch, mục tiêu đến năm 2040 sẽ thay đổi mạnh mẽ cơ cấu năng lượng của châu Âu và thay thế bằng các nguồn năng lượng hạt nhân và tái tạo.Mức giảm phát thải 90% nằm trong phạm vi khuyến nghị chính thức của cố vấn khoa học khí hậu là 90 - 95%.
Dự thảo tài liệu cũng nêu ra những hậu quả của việc không giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, bao gồm cả các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ngày càng nhiều thiệt hại. Nếu sự nóng lên toàn cầu không được giữ ở mức 1,5oC so với mức tiền công nghiệp, dự đoán sẽ dẫn đến khoản chi phí gia tăng là 2,4 nghìn tỷ Euro vào năm 2050.
So với mức vào năm 1990, lượng phát thải khí nhà kính của EU thấp hơn 33% vào năm 2022.
Theo VTV.VN
Năm 2023, nhu cầu dầu toàn cầu tăng với tốc độ chóng mặt với mức tiêu thụ dầu trong năm ngoái vượt mức của năm trước đó hơn 2 triệu thùng mỗi ngày.
Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) ngày 30/1 xác nhận lục địa châu Âu đã ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục 48,8 độ C trong năm 2021 và cảnh báo có thể xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan mới.
Sau một năm tăng tốc đầu tư mở rộng nhà máy, các nhà sản xuất Mỹ có thể sẽ giảm đầu tư vốn trong năm 2024 do lo ngại lãi suất cao và nhu cầu tiêu dùng giảm.
Sáng 30/1, Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng tiếp một số tên lửa hành trình từ bờ biển phía Tây của nước này, chỉ hai ngày sau khi phóng thử tên lửa hành trình từ bờ biển phía Đông.
Ngày 29/1, công ty chế tạo vệ tinh Nara Space Inc. của Hàn Quốc cho biết vệ tinh nano của nước này Observer-1A đã thực hiện thành công sứ mệnh quan sát Trái Đất với việc chụp ảnh các thành phố lớn trên thế giới, trong đó có hai thành phố Busan (Hàn Quốc) và Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất - UAE).
Báo Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên - ngày 29/1 đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thị sát vụ phóng thử tên lửa hành trình từ tàu ngầm và dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân của Bình Nhưỡng.