Hãng Bloomberg (Mỹ) dẫn thông báo của chính phủ Indonesia cho biết tính đến nay, đã ghi nhận 71 nhân viên tử vong vì kiệt sức sau cuộc tổng tuyển cử kéo dài một ngày diễn ra hôm 14/2.


Quy trình kiểm phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở Nam Tangerang, Banten (Indonesia). Ảnh: Bloomberg

Chủ tịch Ủy ban Tổng tuyển cử Indonesia (KPU) Hasyim Asy'ari trong một cuộc họp báo ở Jakarta hôm 19/2 xác nhận thông tin trên đồng thời cho biết khoảng 4.000 người khác bị ốm trong khoảng thời gian từ ngày 14 đến ngày 18/2 do mệt mỏi sau khi tham gia công tác hỗ trợ cuộc tổng tuyển cử.

Như vậy, cuộc bầu cử mới nhất vẫn cướp đi sinh mạng của hàng chục người, ngay cả khi chính phủ Indonesia đã áp đặt giới hạn độ tuổi cho tình nguyện viên và bắt buộc kiểm tra sức khỏe của họ. Trong cuộc bầu cử năm 2019, hơn 500 nhân viên đã qua đời. Nhà chức trách Indonesia khi đó cho biết hầu hết những người thiệt mạng đều trên 50 tuổi.

Năm triệu tình nguyện viên được trả lương đã làm việc tại 800.000 điểm bỏ phiếu trên toàn Indonesia hôm 14/2.

Việc vận hành quy trình bỏ phiếu ở Indonesia đòi hỏi phải làm việc suốt ngày đêm để phân phát, đếm và báo cáo về hàng phiếu bầu bằng giấy. Quy trình này có thể kéo dài hơn 12 tiếng đồng hồ sau khi các địa điểm bỏ phiếu đóng cửa.

Cuộc bầu cử ở Indonesia, với hơn 200 triệu trong số 270 triệu dân đủ điều kiện bỏ phiếu, là cuộc bầu cử diễn ra trong một ngày lớn nhất thế giới. "Xứ sở vạn đảo” thường tổ chức bầu cử tổng thống 5 năm một lần. Vào ngày 14/2 năm nay, Indonesia tổ chức tổng tuyển cử để lựa chọn người kế nhiệm Tổng thống Joko Widodo và bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ 2024-2029.

Ngày 14/2, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto tuyên bố giành chiến thắng trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống sau khi kết quả kiểm phiếu sơ bộ ngoài phòng bỏ phiếu được công bố. Kết quả chính thức của cuộc bầu cử dự kiến được công bố vào ngày 20/3.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục