Các chính phủ châu Âu đang phản ứng thận trọng trước quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden rút lui khỏi cuộc đua tái cử năm 2024. Trong khi một số nhà lãnh đạo ca ngợi đây là "quyết định dũng cảm", sự bất ổn chính trị gây lo ngại cho nhiều quốc gia.


Tin tức về quyết định của Tổng thống Biden đã thu hút sự chú ý trongcuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao EU ở Brussels ngày 22/7.

Theo Đài phát thanh quốc tế Deutsche Welle (Đức), các chính phủ châu Âu đang phản ứng một cách thận trọng trước quyết định rút lui khỏi cuộc đua tổng thống năm 2024 của Joe Biden. Trong khi một số nhà lãnh đạo ca ngợi đây là "quyết định dũng cảm", thì sự bất ổn chính trị đã khiến nhiều người lo ngại.

Tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao từ 27 quốc gia EU ở Brussels ngày 22/7, nhiều người tập trung vào các vấn đề chính thức như cuộc xung đột ở Ukraine và tình hình chiến sự giữa Israel và Hamas. Tuy nhiên, tin tức về quyết định của Tổng thống Biden ở Mỹ đã thu hút sự chú ý và phần lớn phản ứng đều thận trọng.

Với Đức, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Annalena Baerbock bày tỏ sự tôn trọng đối với quyết định của Tổng thống Biden, cho rằng ông đã đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân. Bà Baerbock ca ngợi những thành tựu của Tổng thống Biden trong việc duy trì sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với nhiều thách thức.

Tại Luxembourg, Xavier Bettel, Bộ trưởng Ngoại giao và cựu Thủ tướng nước này, nhấn mạnh rằng cần có lòng can đảm để một chính trị gia thừa nhận không còn khả năng tiếp tục công việc và quyết định rút lui vì lợi ích quốc gia và của đảng.

Với Bỉ, Ngoại trưởng sắp mãn nhiệm Hadja Lahbibđã chúc mừng bà Kamala Harris, người mà Tổng thống Biden ủng hộ kế nhiệm cuộc đua. Nhưng trong một động thái ngầm ám chỉ tâm lý bất an của nhiều nướcchâu Âu về viễn cảnh cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, Ngoại trưởng Labhib cho biết: "Việc Tổng thống Biden rút lui không có nghĩa là ông Trump sẽ chiến thắng".

Trong khi đó, Ngoại trưởngPháp Stephane Sejourne phát biểu với các phóng viên rằng bất kỳ ai nắm quyền lãnh đạo ở Mỹ, châu Âu cũng sẽ "tiếp tục bảo vệ lợi ích của mình".

Các quan chứcchâu Âu khác như Bộ trưởng Ngoại giao Latvia và Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, giữ thái độ thận trọng hơn. Họ nhấn mạnh rằng việc ai sẽ trở thành tổng thống Mỹ vào năm 2025 là quyết định của cử tri Mỹ và không muốn can thiệp vào vấn đề này.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Sri Lanka: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo cách mạng truyền cảm hứng

Đây là khẳng định của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Sri Lanka Dr. G. Weerasinghe trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Nam Á ngày 20/7.

Báo chí, truyền thông quốc tế đưa tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Các hãng thông tấn, báo chí trên thế giới đồng loạt đưa tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, nhấn mạnh vai trò của Tổng Bí thư trong công cuộc xây dựng Đảng.

Cuba tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 19/7, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

70 năm Hiệp định Geneva: Sự kiện có tầm vóc lịch sử

Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva ngày 21/7/1954 không chỉ là một dấu mốc quan trọng, một thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam mà còn là sự kiện mang tầm vóc lịch sử, tấm gương cho các nước khác trên thế giới noi theo.

Một công dân Hàn Quốc có chỉ số IQ cao nhất thế giới

Cuộc thi Giải vô địch Trí nhớ Thế giới đã công nhận anh Kim Young-hoon (35 tuổi), công dân Hàn Quốc, là người có chỉ số IQ cao nhất trong lịch sử.

Bốn kịch bản có thể khiến ông Biden rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng

Tổng thống Mỹ Joe Biden từng tuyên bố rõ ràng rằng ông chắc chắn "một nghìn phần trăm” sẽ tiếp tục cuộc đua tranh cử tổng thống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục