Liên đoàn Hiệp hội Giáo viên Hàn Quốc hôm 4/9 công bố kết quả của cuộc khảo sát gần đây cho thấy gần 90% số giáo viên ở độ tuổi 20 và 30 ở nước này đang cân nhắc bỏ nghề và đổi việc vì mức lương không đủ chi tiêu cho cuộc sống.


Học sinh tại trường trung học ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu, minh họa: AFP/TTXVN

Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn kết quả cuộc khảo sát trên cho biết, cuộc khảo sát tiến hành với 4.603 giáo viên từ mẫu giáo đến trung học, trong đó chỉ có 0,7% hài lòng với mức lương hiện tại. Ngược lại, có 93% bày tỏ sự không hài lòng, đặc biệt là, có tới 65% nói rằng họ cực kỳ không hài lòng.

Mức lương cơ bản cho giáo viên mới vào nghề tại Hàn Quốc dao động từ 2,19 triệu won (tương đương 1.632 USD) đến 2,25 triệu won tính đến năm nay. Cùng với các khoản phụ cấp bổ sung, chẳng hạn như bồi dưỡng thêm cho nhiệm vụ ở lớp học - có thể bổ sung cho mức lương này, thì thường có các khoản khấu trừ khác nhau khiến giáo viên chỉ có thu nhập ròng khoảng 2 triệu won ngay cả sau nhiều năm trong nghề. 

Báo cáo của Ủy ban Tiền lương tối thiểu thuộc Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc năm 2023 cho biết, thu nhập sau thuế trung bình của giáo viên mới tại nước này là 2,31 triệu won, thấp hơn mức chi phí sinh hoạt hàng tháng cho một hộ gia đình là 2,46 triệu won. Chính vì thế, số lượng giáo viên trẻ bỏ nghề đang tăng đều đặn, phản ánh sự bất mãn ngày càng tăng.

Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, số lượng giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông có dưới 10 năm kinh nghiệm nghỉ việc đã tăng từ 448 người của năm 2020 lên 576 người của năm 2023.

Tại Hàn Quốc, giáo viên trẻ thường được giao những trách nhiệm mà những người khác né tránh, chẳng hạn như nhiệm vụ chủ nhiệm lớp và xử lý bạo lực học đường, khiến họ phải đối mặt với những điều kiện khó khăn mà không được nhận mức thu nhập thỏa đáng. Điều này khiến công việc kém hấp dẫn hơn đối với các giáo viên trẻ, đặc biệt khi xét đến điều kiện làm việc và mức lương của họ.

Khi được hỏi về các giải pháp cho vấn đề giáo viên trẻ nghỉ việc, 53,9% số người được hỏi cho rằng việc cải thiện chế độ đối xử là rất quan trọng. Trong khi đó, 37,5% nhấn mạnh nhu cầu bảo vệ quyền của giáo viên mạnh mẽ hơn.

Các chuyên gia ngành giáo dục của Hàn Quốc cho rằng, hiện nay, tầm quan trọng của tiền lương và điều kiện làm việc không thể bị bỏ qua. Do đó, cần phải có các biện pháp cải thiện chế độ đãi ngộ dành cho giáo viên. Theo Giáo sư Park Nam Gi của Đại học Sư phạm Quốc gia Gwangju, trong nhiều năm qua, mức lương của giáo viên không tăng đáng kể so với các ngành nghề khác.


Theo TTXVN

Các tin khác


Trung Quốc gia tăng xuất khẩu, cuộc chiến thương mại mới sẽ bùng nổ?

Đối mặt với tình trạng tăng trưởng trì trệ, Trung Quốc đã quyết định tập trung toàn lực vào sản xuất, và phần lớn sản lượng đó sẽ được xuất khẩu.

Bỉ triệt để cấm điện thoại di động trong trường học

Năm học mới đã bắt đầu tại Vương quốc Bỉ với quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong phạm vi trường học.

Chính phủ Nhật Bản ủng hộ người lao động làm việc 4 ngày/tuần

Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực thay đổi phong cách làm việc của người dân nước này bằng cách khuyến nghị giảm số ngày làm việc xuống còn 4 ngày/tuần.

Thủ tướng Thái Lan hoàn thiện Nội các mới

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra hôm 2/9 thông báo danh sách thành viên Nội các mới của nước này đã hoàn thiện.

Vai trò của Liên hợp quốc hiện nay trong các cuộc xung đột trên thế giới

Là tổ chức liên chính phủ lớn nhất toàn cầu, Liên hợp quốc đóng vai trò chiến lược gì trong thời đại hỗn loạn?

Khả năng Ấn Độ là nơi tổ chức hội nghị hòa bình thứ hai của Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề xuất tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình tại Ấn Độ nhằm chấm dứt xung đột với Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục