Boeing và công đoàn của hãng thông báo hai bên sẽ tiếp tục đàm phán hợp đồng vào ngày 27/9, trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc đình công đang làm đình trệ sản xuất và gây thiệt hại tài chính cho tập đoàn hàng không vũ trụ của Mỹ này.
Máy bay của hãng Boeing. Ảnh: THX/TTXVN
Trong tuyên bố, Hiệp hội công nhân máy móc và hàng không vũ trụ quốc tế (IAM) cho biết công đoàn sẵn sàng nắm bắt cơ hội này để đưa ra các vấn đề quan trọng nhằm đạt được thỏa thuận.
Vào ngày 13/9, hơn 32.000 công nhân Boeing tại Seattle và Portland đã đình công, khiến hoạt động sản xuất máy bay, bao gồm mẫu bán chạy nhất của Boeing là 737 MAX, phải dừng lại. Đây là cuộc đình công đầu tiên của các nhân viên hãng kể từ năm 2008.
Vài giờ trước khi cuộc đình công bắt đầu, gần 95% công nhân tại IAM đã từ chối lời đề nghị ban đầu của Boeing về mức tăng lương 25% trong 4 năm, với lý do rằng mức tăng này không bù đắp được cho hơn một thập kỷ tăng lương chậm so với lạm phát.
Đầu tuần này, Boeing đã đưa ra đề nghị mà hãng đánh giá là "tốt nhất và cuối cùng", theo đó sẽ tăng 30% lương cho công nhân trong 4 năm và khôi phục lại tiền thưởng hiệu suất. Tuy nhiên, công đoàn cho rằng mức tăng này là không đủ và yêu cầu tăng lương 40%, đồng thời khôi phục lại chế độ lương hưu đã bị xóa bỏ trong hợp đồng cách đây một thập kỷ.
Trong một diễn biến khác, Hiệp hội công nhân bốc dỡ hàng hóa quốc tế (ILA), một công đoàn lao động Bắc Mỹ, gần đây cũng cảnh báo sẽ đình công, nếu không đạt được thỏa thuận mới trước khi hợp đồng hiện tại hết hạn vào ngày 30/9.
ILA đã yêu cầu mức tăng lương đáng kể trong thỏa thuận mới, với lý do lạm phát đã làm giảm giá trị của các khoản tăng lương và tiền lương trong 6 năm qua. ILA cũng yêu cầu cấm hoàn toàn việc tự động hóa cần cẩu, cổng và hoạt động di chuyển container, vốn được sử dụng để xếp hàng hóa tại hơn 30 cảng của Mỹ.
Trong bối cảnh hạn chót đang đến gần, ngày càng có nhiều quan ngại rằng cuộc đình quy mô lớn tại các cảng của Mỹ có nguy cơ thành hiện thực. Nếu xảy ra, đây sẽ là cuộc đình công lớn đầu tiên tại các cảng ở Bờ Đông và Vịnh Mexico kể từ năm 1977.
Theo các nhà phân tích vận tải tại JPMorgan, đình công có thể gây thiệt hại kinh tế khoảng 5 tỷ USD/ ngày, tương đương với khoảng 6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong một ngày. Một số công ty vận tải biển quốc tế đang chuẩn bị trong trường hợp toàn bộ các cảng dọc Bờ Đông phải đóng cửa. Tuy nhiên, kể cả khi các công ty vận tải chuyển sang các cảng ở Bờ Tây, tình trạng ách tắc vẫn có thể xảy ra dẫn tới việc chậm giao hàng và tăng đáng kể chi phí vận chuyển. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo Baotintuc.vn
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, chiều tối 22/8 tại thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra cuộc họp báo để thông báo về kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Hội nghị liên quan lần thứ 56 được tổ chức từ ngày 16 - 22/9 đã thành công tốt đẹp.
Một số nhà lãnh đạo thế giới tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) diễn ra trong tuần này đang tìm cách "nắm bắt” cơ hội để thăm dò nhà lãnh đạo tiếp theo của Mỹ cũng như hướng đi tiếp theo về chính sách đối ngoại của quốc gia này.
Ngày 21/9, Thủ tướng Liban, ông Najib Mikati thông báo đã hủy chuyến đi đến Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) và lên án "những vụ thảm sát kinh hoàng" sau các cuộc không kích của Israel.
Hạ viện Mỹ ngày 20/9 đã nhất trí thông qua một dự luật nhằm tăng cường sự bảo vệ của Cơ quan Mật vụ nước này đối với các ứng cử viên Tổng thống sau 2 vụ mưu sát nhằm vào ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump.
Tình hình căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đã buộc nhiều hãng hàng không quốc tế phải điều chỉnh lịch trình bay, thậm chí tạm dừng hoàn toàn các chuyến bay đến khu vực này.
Ngày 19/9, nhà sản xuất thiết bị vô tuyến ICOM của Nhật Bản cho biết không thể xác nhận các máy bộ đàm liên quan đến vụ nổ ở Liban có phải do công ty này vận chuyển hay không và rằng pin dùng trong thiết bị đã được ngừng bán từ 10 năm trước như đã được ngừng sản xuất.