Moskva tuyên bố hải quân Nga tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất - răn đe hạt nhân, và sẽ không cho phép các thế lực bên ngoài Biển Đen duy trì sự hiện diện hải quân thường trực tại vùng biển này.


Từ trái sang: tàu ngầm diesel Kolpino, tàu tuần dương hạng nặng tên lửa dẫn đường chạy bằng năng lượng hạt nhân Pyotr Veliky và tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân Dmitry Donskoi trong buổi diễn tập cho cuộc diễu hành hải quân kỷ niệm Ngày Hải quân Nga tại Kronstadt.

Theo đài Sputnik ngày 11/11, trợ lý tổng thống Nga Nikolai Patrushev cho biết Moskva sẽ không cho phép các thế lực bên ngoài Biển Đen duy trì sự hiện diện hải quân thường trực tại vùng biển này.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn một tờ báo Nga, ông Patrushev nói rằngNga không có ý định để bất kỳ ai làm suy yếu vị thế của mình tại khu vực này, đồng thời nói thêm rằng sự hiện diện thường trực của hải quân các nước không thuộc Biển Đen tại vùng biển này là "vi phạm Công ước Montreux" và sẽ không được dung thứ.

Ông cũng chỉ ra rằng Hạm đội Biển Đen của Nga vẫn duy trì được khả năng chiến đấu và sẵn sàng đẩy lùi mọi mối đe dọa trên biển, bất chấp thực tế là "các hành động hung hăng" của Kiev trong khu vực đang được "các chuyên gia NATO điều phối".

Ông Patrushev cũng đánh giá Mỹ và Anh đã mất đi phần lớn sức mạnh hải quân đáng nể trước đây của họ. Chẳng hạn, Hải quân Anh đang phải chịu tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về thủy thủ vì lực lượng hải quân không còn uy tín ở đó nữa – ông nói.

"Những dấu hiệu suy giảm sức mạnh hải quân cũng được nhìn thấy ở Mỹ", ông Patrushev nói thêm. "Họ có một hạm đội khổng lồ trên lý thuyết, nhưng trên thực tế, tinh thần của thủy thủ đoàn đang xuống thấp, thiếu nhân sự thường xuyên, thiếu khả năng sửa chữa và công nhân đóng tàu".

Trong khi đó, theo ông, Nga vẫn duy trì vị thế là một trong những cường quốc hải quân hàng đầu thế giới và Hải quân Nga tiếp tục thực hiện mọi nhiệm vụ của mình, "bao gồm cả nhiệm vụ quan trọng nhất - răn đe hạt nhân".

"Các đối thủ của chúng ta nên biết rằng lá chắn hạt nhân trên biển của Nga luôn bảo vệ đất nước chúng ta", ông Patrushev tuyên bố.

Ông cũng đề cập trong cuộc phỏng vấn rằng trong khi Mỹ và các đồng minh châu Âu theo đuổi việc quân sự hóa Biển Baltic, Nga đang thực hiện các biện pháp bổ sung để tự bảo vệ sau khi Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO và trong bối cảnh vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc.

"Hiện tại, đảm bảo an ninh ở Biển Baltic là nhiệm vụ quân sự và chính trị quan trọng nhất. Kể từ khi Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, cũng như trong bối cảnh vụ nổ Dòng chảy phương Bắc, Nga đã thực hiện các biện pháp bổ sung để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền kinh tế của mình", ông Patrushev nói với tờ báo.

Quan chức này cũng cảnh báo rằng Mỹ dường như đang kích động leo thang hơn nữa ở Trung Đông với lý do tiến hành các hoạt động hải quân ở đó để bảo vệ giao thông hàng hải. Mục tiêu cuối cùng của những hành động này là tạo điều kiện phân phối lại thị trường năng lượng và gây áp lực lên các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc đang quan tâm đến nguồn cung cấp năng lượng từ nước ngoài.



Theo Baotintuc

Các tin khác


Lãnh đạo nhiều quốc gia gửi lời chúc mừng ông Donald Trump

Ông Donald Trump dẫn đầu trong cuộc đua vào Nhà Trắng với lợi thế lớn về phiếu đại cử tri, trong khi thế giới dõi theo từng diễn biến của cuộc bầu cử Mỹ.

Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

Fox News: Ông Trump vượt mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, sắc đỏ (biểu tượng của đảng Cộng hòa) đã thống trị trên bản đồ bầu cử Mỹ khi ứng cử viên tổng thống Donald Trump giành chiến thắng thuyết phục trước Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ tại hầu hết các bang chiến địa.

Bầu cử Mỹ 2024: Thế giằng co tại các bang chiến địa

Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang diễn ra quyết liệt khi hai ứng cử viên tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa đang bám đuổi nhau về phiếu phổ thông tại nhiều bang chiến địa, những nơi được cho sẽ quyết định thành bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Các điểm bầu cử đầu tiên tại Mỹ đã đóng hòm phiếu

Tối 5/11 theo giờ bờ Đông của Mỹ tức sáng 6/11 theo giờ Việt Nam, những điểm bỏ phiếu đầu tiên trong khuôn khổ cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 đã đóng cửa.

Những điểm rút ra từ hơn 78 triệu phiếu bỏ sớm trong bầu cử Mỹ 2024

Vòng bỏ phiếu sớm đang dần khép lại trên khắp nước Mỹ, khi cuối tuần qua, nhiều bang đã kết thúc thời hạn bỏ phiếu sớm trực tiếp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục