Liên hợp quốc và các tổ chức cứu trợ cho biết chưa thể xác định quy mô tàn phá của trận động đất kinh hoàng vừa qua ở Myanmar, đồng thời cảnh báo vụ việc có thể làm trầm trọng thêm nạn đói và nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở một quốc gia vốn đã có gần 20 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo trước trận động đất.


Cảnh đổ nát sau trận động đất tại Mandalay, Myanmar. Ảnh: THX/TTXVN

Tổ chức Y tế thế giới cho biết đã nhận được báo cáo về 3 bệnh viện bị phá hủy và 22 bệnh viện bị hư hại một phần, trong số hơn 10.000 công trình bị sập hoặc hư hại nghiêm trọng ở miền Trung và Tây Bắc Myanmar. Tuy nhiên, theo Ủy ban Cứu hộ Quốc tế, quy mô của sự tàn phá ở giai đoạn này cũng chưa rõ ràng, khi có những thông tin về một thị trấn gần Mandalay có 80% các công trình đã bị sập nhưng chưa thể xác minh do gián đoạn viễn thông. Ngoài ra, cũng có thông tin về một số nơi bị cô lập do lở đất. Trong khi đó, kết quả phân tích hình ảnh vệ tinh thành phố Mandalay bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo của Phòng thí nghiệm AI for Good thuộc Microsoft cho thấy có 515 tòa nhà bị hư hại từ 80% đến 100% và 1.524 tòa nhà khác bị hư hại từ 20% đến 80%.

Ngày 31/3, truyền thông Myanmar dẫn lời người đứng đầu chính quyền quân sự, Thống tướng Min Aung Hlaing, cho biết số người thiệt mạng trong trận động đất là 2.065 người cùng hơn 3.900 người bị thương và khoảng 270 người mất tích. Tuy nhiên, các cơ quan cứu trợ dự kiến con số này sẽ tăng mạnh do tình trạng gián đoạn thông tin ở các khu vực hẻo lánh.

Ngay cả trước khi xảy ra động đất, hệ thống y tế và cơ sở hạ tầng của Myanmar cũng đã khá nghèo nàn do thiếu nguồn lực đầu tư thời gian dài. Là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á, Myanmar thường gặp khó khăn trong công tác ứng phó với các thảm họa nghiêm trọng, một phần do hậu quả để lại từ các cuộc giao tranh và tình hình bất ổn khiến kinh tế không phát triển.

Hiện các nỗ lực cứu trợ bị cản trở thêm do mất điện, thiếu nhiên liệu và thông tin liên lạc không ổn định. Việc thiếu máy móc hạng nặng đã làm chậm các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, buộc nhiều nơi vẫn đang tìm kiếm người sống sót bằng tay không. Trong khi đó, nhiệt độ ban ngày tại Myanmar hiện lên đến trên 40 độ C cũng đang vắt kiệt sức lực của các lực lượng cứu hộ. Trước đó, WHO tuyên bố trận động đất là tình trạng khẩn cấp cấp cao nhất và kêu gọi viện trợ 8 triệu USD để hỗ trợ cứu nạn, trong khi Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã đưa ra lời kêu gọi hơn 100 triệu USD để giúp Myanmar phục hồi trong 24 tháng với lo ngại trận động đất có thể làm trầm trọng thêm nạn đói và nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Trong ngày thứ 4 sau thảm họa, trên khắp các đường phố của Mandalay, nhiều người đã phải ngủ ngoài trời vì nhà cửa của họ đã bị phá hủy hoặc do lo ngại các đợt dư chấn liên tiếp. Hàng trăm bệnh nhân của Bệnh viện đa khoa Mandalay cũng đang phải điều trị ở ngoài trời với giường bệnh được sơ tán đến bãi đậu xe của bệnh viện.

Mặc dù vậy, giao thông đã bắt đầu lưu thông trở lại trên các đường phố của Mandalay vào ngày 31/3, ngày thứ 4 sau trận động đất. Nhiều cửa hàng và hàng rong đã hoạt động trở lại.

Chính quyền quân sự Myanmar đã tuyên bố quốc tang một tuần cho đến ngày 6/4. Như một phần của quốc tang, chính quyền quân sự cũng thông báo sẽ bắt đầu một phút mặc niệm cho các nạn nhân của trận động đất vào lúc 12h51 ngày 1/4 (tức 13h21 cùng ngày theo giờ Việt Nam), thời điểm xảy ra trận động đất có độ lớn 7,7.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Động đất tại Myanmar: Nhiều nước triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp

Ngày 30/3, các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ cho Myanmar sau trận động đất 7,7 độ, cướp đi sinh mạng của trên 1.700 người và làm hàng trăm người khác bị thương hoặc mất tích.

Động đất ở Myanmar: Nhân viên cứu hộ kiệt sức, dùng tay để đào bới tìm nạn nhân

Theo tờ The Guardian, các nhân viên cứu hộ đã chiến đấu suốt đêm thứ hai để tìm kiếm những người sống sót sau trận động đất kinh hoàng ở Myanmar, trận động đất đã khiến ít nhất 1.644 người thiệt mạng và làm hàng nghìn người khác bị thương.

Động đất tại Myanmar: Khắp nơi đổ nát, bệnh viện quá tải, chính quyền cầu cứu viện trợ quốc tế

Rất nhiều người bị thương đang nằm chờ cấp cứu tại các bệnh viện ở Myanmar sau trận động đất cường độ mạnh rung chuyển nhiều khu vực vào trưa 28/3.

Động đất tại Myanmar: Ghi nhận thêm 77 dư chấn sau thảm họa động đất kinh hoàng

Theo Cơ quan giám sát động đất thuộc Cục Khí tượng Thái Lan, tính đến 6 giờ sáng ngày 29/3, tổng cộng đã có 77 dư chấn được ghi nhận ở Myanmar sau trận thảm họa động đất trước đó.

Động đất mạnh ở Myanmar: Thái Lan công bố tình trạng khẩn cấp, nhiều tòa nhà cao tầng đổ sập

Một trận động đất mạnh 7,7 độ vào trưa 28/3 đã gây thiệt hại ở Myanmar và khiến thủ đô Bangkok của nước láng giềng Thái Lan phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

EU khuyến nghị người dân tích trữ nhu yếu phẩm đủ dùng trong 72 giờ

Ủy ban châu Âu công bố chiến lược sẵn sàng ứng phó thảm họa, khuyến nghị công dân dự trữ thực phẩm, nước uống và vật dụng thiết yếu đủ dùng trong ba ngày.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục