Nhiều du học sinh, trong đó có cả người Việt, phải từ bỏ kỳ nghỉ hè vì sợ không được quay lại Mỹ sau khi rời khỏi nước này.
Tình trạng căng thẳng leo thang giữa chính phủ Mỹ và các trường đại học lớn như Harvard đang tác động trực tiếp đến hàng triệu sinh viên quốc tế. Trong ba tháng qua, hàng nghìn visa đã bị thu hồi, biến tấm thẻ du học từng được xem là chìa khóa mở cánh cửa tri thức trở thành một "đặc ân mong manh".
Tại thủ đô Washington D.C, sinh viên Nguyễn Hoàng Hải cho biết trường đã khuyến cáo học sinh không nên rời khỏi nước Mỹ, ngay cả khi đã có đủ giấy tờ. Nỗi lo bị từ chối quay lại khiến nhiều sinh viên, kể cả người Việt, chấp nhận ở lại thay vì về nước thăm gia đình.
Theo phát biểu của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Quốc hội Mỹ, không chỉ các trường hợp vi phạm quy định mà cả những phát ngôn cá nhân bị đánh giá là "rủi ro" cũng có thể dẫn đến việc thu hồi visa.
Làn sóng phản đối đang bùng lên ngay cả tại những trường danh tiếng như Harvard. Sinh viên Ezekiel Wells nhấn mạnh trường sẽ không đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến việc cung cấp danh sách sinh viên quốc tế để phục vụ cho việc trục xuất vô cớ.
Sinh viên ngồi trước thư viện Low tại Đại học Columbia, New York ngày 10/2/2023. (Ảnh: AP)
Một số sinh viên đã trở thành nạn nhân trực tiếp. Nghiên cứu sinh Rumeysa Ozturk tại Đại học Tufts từng bị tạm giam 6 tuần chỉ vì là đồng tác giả một bài viết liên quan đến chiến sự Trung Đông. Cô chia sẻ, thời gian mất tự do đã khiến kế hoạch nghiên cứu của mình bị gián đoạn nghiêm trọng.
Trước tình hình này, nhiều trường đại học đã phát đi cảnh báo yêu cầu sinh viên quốc tế cập nhật thường xuyên các chính sách, giữ liên lạc với nhà trường và thận trọng khi phát ngôn, đặc biệt trên mạng xã hội.
Với hơn 4.700 sinh viên đã mất quyền cư trú hợp pháp, sự việc không chỉ gây khủng hoảng cá nhân mà còn làm dấy lên lo ngại về uy tín và sức hấp dẫn toàn cầu của hệ thống giáo dục đại học Mỹ. Nhiều cơ sở giáo dục đã công khai bày tỏ không hài lòng với cách xử lý thiếu minh bạch từ chính phủ liên bang.
Theo VTV.VN
Nhiều người Nhật cho biết họ đang ăn ít gạo hơn, hoặc không thể duy trì thói quen ăn gạo hàng ngày như trước do giá tăng cao.
Số ca mắc COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng rõ rệt tại nhiều quốc gia châu Á trong tháng 5, dù các ca bệnh chủ yếu nhẹ và chưa ghi nhận biến chủng mới nguy hiểm.
Ngay sau khi Liên minh châu Âu và Anh tuyên bố các biện pháp trừng phạt đối với Nga, vào ngày 20/5, cả Moskva cũng như Kiev đều lên tiếng phản hồi theo những quan điểm khác nhau.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trước diễn biến gia tăng nhẹ số ca mắc COVID-19 ở một số khu vực, các nước Đông Nam Á đang khẩn trương siết chặt các biện pháp phòng dịch.
Theo ông Imangali Tasmagambetov, chính việc các quan chức Liên bang Nga và Mỹ vẫn duy trì liên lạc là điều quan trọng cho việc "bình thường hóa tình hình quân sự và chính trị trên thế giới”.