Từ trái sang: Al-Raydi, Al-Shihri, Al-Wuhayshi và Al-Awfi, các thủ lĩnh Al-Qaeda ở Yemen

Từ trái sang: Al-Raydi, Al-Shihri, Al-Wuhayshi và Al-Awfi, các thủ lĩnh Al-Qaeda ở Yemen

Trong khi CIA và Lầu Năm Góc âm thầm đưa người vào Yemen, tổng thống Obama tuyên bố chưa có ý định đưa quân vào nước này để tiêu diệt các phần tử khủng bố có quan hệ chặt chẽ với Al-Qaeda vốn là mối đe dọa mới làm người dân Mỹ ăn ngủ không yên

 thận trọng của ông Obama là không thừa. Từ khi Lầu Năm Góc gia tăng viện trợ quân sự, tăng cường huấn luyện chiến thuật chống khủng bố cho quân đội và lực lượng an ninh Yemen từ năm ngoái, không ít chuyên gia chính trị và quân sự tỏ ra bi quan. Họ sợ Mỹ bị sa lầy như ở IraqAfghanistan. Yemen chính là một cái bẫy mới của Al-Qaeda.

Ám ảnh

Tám năm qua, sau sự kiện 11-9-2001, người Mỹ vượt qua một cách khó nhọc nỗi lo sợ bị khủng bố khi đi máy bay. Nỗi lo này đã trở lại, quay quắc hơn, từ ngày 25-12-2009 với sự kiện Umar Farouk Abdulmutallab, 23 tuổi, người Nigeria, tốt nghiệp kỹ sư ở Anh, được Al-Qaeda huấn luyện và cung cấp thuốc nổ lỏng ở Yemen, âm mưu làm nổ tung một chiếc máy bay của Mỹ trên tuyến bay nối liền thành phố Amsterdam (Hà Lan) và thành phố Detroit (Mỹ).


Trọng tâm của nỗi lo sợ lần này không phải là Afghanistan, nơi 68.000 quân Mỹ đang chinh chiến chống Taliban (và đồng minh là Al-Qaeda) hay Iraq, nơi vẫn còn 120.000 lính Mỹ. Cũng không phải là Pakistan, nơi trùm khủng bố Osama bin Laden và đầu não Al-Qaeda cũ đang ẩn náu ở vùng giáp ranh với Afghanistan. Đó là Yemen và thế hệ chiến binh Al-Qaeda thứ hai đang sinh sôi nảy nở mạnh tại đây.


Tổng thống Barack Obama được cử tri Mỹ bầu chọn tất nhiên không thể làm ngơ trước sự lo âu của dân chúng Mỹ. Ông đã chỉ đích danh Yemen là mối đe dọa mới đối với nền an ninh Mỹ cần phải loại trừ. Mới đây, ngày 4-1, mối đe dọa này đã được bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ, nâng tầm thành “mối đe dọa toàn cầu chứ không riêng gì khu vực Trung Đông”.


Một lịch sử phức tạp


Yemen là một nước Cộng hòa Ả Rập vùng vịnh Ba Tư. Những vấn đề xã hội của nước này thuộc loại phức tạp nhất nhì thế giới. Chính phủ trung ương của Tổng thống Ali Abdallah Saleh đang đối đầu với hai mối đe dọa. Ở miền Bắc, từ năm 2004 là cuộc nổi dậy của phong trào Zaydi phái Shiite. Ở miền Nam, nơi Al-Qaeda có ảnh hưởng lớn với những cuộc nổi dậy liên tục nhắm tới một nước độc lập ly khai với Yemen. Kể từ đầu năm 2009, ông Saleh còn phải đối phó với AQAP, tức Al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập, một liên minh mới giữa các nhóm Hồi giáo cực đoan theo Al-Qaeda của Ả Rập Saudi và các nhóm Al-Qaeda Yemen. Chính tổ chức này đã huấn luyện và trang bị cho Umar Farouk Abdulmutallab đánh bom hụt máy bay Mỹ hôm 25-12-2009. Cũng chính nó đã khiến Mỹ can thiệp sâu hơn vào nội bộ Yemen với hình thức gia tăng viện trợ quân sự, hỗ trợ tình báo quân sự.


Trong thế bắt buộc, Washington phải ủng hộ chính phủ ông Saleh tuy biết rõ thực lực của chính phủ này rất yếu, có tiếng mà không có miếng, không kiểm soát nổi miền Bắc lẫn miền Nam nằm trong tay các bộ tộc hùng mạnh, y như tình hình ở Afghanistan. Cộng với nạn tham nhũng ở mọi cấp, sự nghèo đói trên diện rộng, quản lý kém và một ông tổng thống cơ hội chỉ có một “lý tưởng” duy nhất là bám ghế để vinh thân phì gia, chính quyền Yemen cần được bồi bổ, nâng cao sức đề kháng đủ mạnh để không chỉ đương đầu với cuộc nổi loạn ở miền Bắc và miền Nam mà còn với AQAP, mối đe dọa mới có thể làm lung lay chính quyền Sanaa dù ông Saleh từng ve vãn các nhóm thánh chiến thân Al-Qaeda.


Đó là giải pháp mà Mỹ đang hướng tới, theo tiết lộ của nhật báo The Christian Science Monitor, vì giải pháp đưa quân vào Yemen như ở Afghanistan để đối phó với AQAP là bất khả thi. Trước hết, Mỹ không có đủ nguồn lực. Chính phủ Yemen không muốn và người dân Yemen, vốn không ưa người Mỹ, cũng phản đối sự có mặt của lính Mỹ.


Giăng bẫy


Antoine Basbous, Giám đốc Tổ chức Quan sát các nước Ả Rập (Pháp), phân tích trên tờ Le Figaro rằng Iran và Al-Qaeda đang giăng bẫy Mỹ và các nước phương Tây ở Yemen.


Iran đang tìm cách gây tình hình bất ổn ở các nước Ả Rập láng giềng, trong đó có Yemen, để phương Tây mất tập trung trong vấn đề hạt nhân của Iran. Cụ thể, tháng 11 năm ngoái, Iran xúi giục phong trào Zaydi ở miền Bắc Yemen tấn công Ả Rập Saudi, vi phạm biên giới quốc tế. Iran rất lo sợ Liên Hiệp Quốc cấm Iran xuất khẩu dầu như là một biện pháp trừng phạt trong vấn đề hạt nhân của nước này bởi đã có nguồn dầu dồi dào của Ả Rập Saudi thay thế. Bằng cách gây bất ổn ở Ả Rập Saudi và các nước láng giềng, Iran muốn chứng minh rằng Ả Rập Saudi sẽ khó hoàn thành sứ mệnh của Liên Hiệp Quốc.


Trong khi đó, Al-Qaeda cũng muốn làm sụp đổ chính quyền Yemen bằng cách góp lửa vào phong trào ly khai ở miền Nam và cuộc nổi dậy của phong trào Zaydi ở miền Bắc. Mục đích tối hậu của Al-Qaeda là biến Yemen thành một Afghanistan mới.


Mặc dù tư tưởng hệ khác nhau như lửa với nước, Iran (phái Shiite) và Al-Qaeda (phái Sunni) tìm thấy một điểm chung là gài bẫy Mỹ và các nước đồng minh mở mặt trận mới ở Yemen. Đối với Iran, nếu quân đội Mỹ bị phân tán trên nhiều chiến trường cùng một lúc thì khả năng Mỹ tấn công Iran khó xảy ra.


Đối với bin Laden và đồng bọn, chỉ cần quân đội Mỹ có mặt ở Yemen gần thánh địa Mecca thu hút các lực lượng thánh chiến, gây xáo trộn ở vùng Vịnh, chế độ quân chủ Ả Rập Saudi có nguy cơ sụp đổ, là cường quốc Mỹ có thể sụp đổ theo.


Và trên thực tế, họ đã thành công được một nửa khi sĩ quan tình báo CIA và lực lượng đặc nhiệm Mỹ âm thầm có mặt ở Yemen, tàu chiến Mỹ hỗ trợ chiến dịch tấn công Al-Qaeda của Chính phủ Yemen giữa tháng 12 năm ngoái. Chỉ còn thiếu việc xua quân vào Yemen là Mỹ sập bẫy hoàn toàn.

 

                                                                               Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Yemen sẵn sàng đối thoại với Al- Qaeda

Dư luận đã có những phản ứng khác nhau ngay sau khi Tổng thống Ali Abdullah Saleh đưa ra tuyên bố, sẵn sàng đối thoại với Al Qaeda tại bán đảo Arab (AQAP), chi nhánh của mạng lưới khủng bố quốc tế tại Yemen, nếu họ giao nộp vũ khí và từ bỏ bạo lực.

Hai miền Triều Tiên tiếp tục bất đồng

Về cuộc đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân, Bình Nhưỡng nhấn mạnh rằng việc ký kết một hiệp ước hòa bình sẽ giúp thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa với nhịp độ nhanh

Thái Lan sắp định đoạt “số phận” tài sản của ông Thaksin

Thái Lan cho hay, tháng tới Tòa án Tối cao nước này sẽ quyết định xem các nhà chức trách có thể tịch thu tài sản đang bị đóng băng của cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra hay không. Số tài sản này trị giá 2,2 tỷ USD.

Quan hệ Mỹ - Trung vào giai đoạn khó

Trong chuyến công du đầu tiên trong năm tới châu Á, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ tìm cách hòa giải với Nhật nhưng không làm như vậy với một cường quốc khác ở châu lục này - Trung Quốc.

Nga sẽ tiếp tục thử tên lửa liên lục địa

Matxcơva tuyên bố sẽ thử lại ít nhất hai tên lửa liên lục địa Bulava từ tàu ngầm hạt nhân trong mùa hè năm nay.

Phe "áo đỏ" ở Thái-lan lại tổ chức biểu tình

Theo Reuters, ngày 11-1, khoảng năm nghìn người thuộc phe "áo đỏ" ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã biểu tình tại tỉnh Nakhon Ratchasima, đông-bắc Thái-lan, hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục