Bàn Môn Điếm - giới tuyến phân cách CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc
Câu chuyện trên bán đảo Triều Tiên lại nóng lên trở lại với hàng loạt các động thái mới trong mấy ngày trở lại đây.
Trong diễn biến mới nhất, Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì trong ngày 17/1, thảo luận về cách thức nhằm đưa CHDCND Triều Tiên quay trở lại các cuộc đàm phán sáu bên về phi hạt nhân hóa và các vấn đề song phương.
Động thái này cho thấy các nước láng giềng với bán đảo Triều Tiên đã lại tập trung sự quan tâm của mình trở lại sau một thời gian tạm lắng.
Động thái trên đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên một lần nữa lại đang có chiều hướng tăng nhiệt trong mấy ngày trở lại đây.
Sự việc gần nhất là vào hôm 14/1, khi CHDCND Triều Tiên đã lại lên tiếng yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc, trong khi tại Hàn Quốc, hiện khoảng 28.500 lính Mỹ đang đồn trú.
Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên cho rằng, nếu quân đội Mỹ không rút khỏi Hàn Quốc, quyền tự chủ của người dân Hàn Quốc sẽ không được bảo đảm.
CHDCND Triều Tiên đưa ra quan điểm trên ba ngày sau khi đề xuất đàm phán về một hiệp ước hòa bình thay thế hiệp định đình chiến nhằm chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên của họ bị bác bỏ.
Mỹ và Hàn Quốc đã bác bỏ đề nghị xuất này, cho rằng trước hết Bình Nhưỡng phải trở lại đàm phán về giải giáp hạt nhân và thể hiện thái độ nghiêm túc trong việc loại bỏ các loại vũ khí hạt nhân của nước này.
Sau đó, Uỷ ban quốc phòng Triều Tiên hôm 15/1 đã cảnh báo sẽ có hành động quân sự sau khi có tin về kế hoạch hành động của Seoul nhằm đối phó với bất kỳ tình huống khẩn cấp nào ở Triều Tiên.
Trong lúc này, truyền thông quốc gia Triều Tiên lại vừa đưa tin, Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il đã duyệt một cuộc tập huấn chung của các lực lượng quân sự.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA không nêu chính xác thời điểm ông Kim Jong-il đi kiểm tra cuộc tập huấn. KCNA cho biết mục tiêu của cuộc diễn tập là nhằm bảo vệ quốc gia khỏi những kẻ xâm lược.
Đây là lần đầu tiên CHDCND Triều Tiên công khai việc ông Kim đi kiểm tra cuộc tập trận chung của lực lượng bộ binh, hải quân và không quân kể từ khi thành chỉ huy tối cao của quân đội Triều Tiên từ tháng 12/1992.
Chiến tranh Triều Tiên xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt. Chiến tranh bắt đầu vào ngày 25/6/1950 khi CHDCND Triều Tiên tấn công Hàn Quốc.
Cuộc chiến được mở rộng với qui mô lớn khi lực lượng của Liên quân do Mỹ lãnh đạo, và sau đó là quân Chí nguyện của Trung Quốc tham gia. Lực lượng hỗ trợ chính cho CHDCND Triều Tiên là Trung Quốc với sự tiếp ứng của Liên Xô. Hàn Quốc được lực lượng Liên quân hỗ trợ, chủ yếu là lực lượng quân sự Mỹ.
Chiến tranh Triều Tiên đã gây thiệt hại nặng nề cho cả hai miền Triều Tiên và cả các bên tham gia.
Cuộc xung đột kết thúc khi một thỏa thuận ngừng bắn đạt được vào ngày 27/7/1953. Tuy nhiên, vì chỉ có một Hiệp định đình chiến mà chưa có hiệp định hòa bình nên về mặt kỹ thuật, cả hai miền Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.
Theo VietNamnet
Trong động thái mới nhất liên quan tới căng thẳng quanh vụ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, chính quyền Thái Lan vừa lên tiếng cáo buộc ông Thaksin muốn sử dụng Campuchia làm căn cứ chống chính phủ.
Dưới đây là 10 trận động đất để lại hậu quả khủng khiếp nhất trong hơn 40 năm qua. Danh sách chưa bao gồm trận động đất mạnh 7,0 độ richter xảy ra tại Haiti hôm 12/1 mà các quan chức ước tính sẽ có hàng trăm nghìn người thiệt mạng.
Sáng hôm qua, Trung Quốc đã phóng vào quỹ đạo vệ tinh định vị Bắc Đẩu thứ 3 trong nỗ lực hoàn thành mục tiêu là đến năm 2020, hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu sẽ gồm 35 vệ tinh và cung cấp các dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.
Căng thẳng tăng lên khi người dân Haiti tuyệt vọng mong chờ hàng cứu trợ và thực phẩm của quốc tế gửi đến. Trong khi đó, nhà chức trách Haiti nhận định có khoảng 200.000 người đã thiệt mạng trong trận động đất ngày 12-1.
Chính quyền Haiti cho rằng 140.000 người đã thiệt mạng trong trận động đất tàn phá quốc gia vùng Caribe này, và ¾ đô Port-au-prince sẽ cần phải xây dựng lại.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gần kết thúc năm đầu tiên cầm quyền nhưng danh sách những việc muốn làm vẫn còn dài và hàng loạt lời hứa từ thời tranh cử vẫn chưa hoàn tất.