Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad phát biểu tại Hội nghị NPT hôm 3/5.

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad phát biểu tại Hội nghị NPT hôm 3/5.

Hội nghị kiểm điểm việc thực hiện Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) đã chính thức khai mạc tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ).

 

Được tổ chức định kỳ 5 năm một lần, hội nghị kéo dài gần một tháng, bao gồm phiên tranh luận toàn thể và các cuộc thảo luận kín nhằm tăng cường chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế và cải thiện tình trạng an ninh và an toàn vật liệu hạt nhân cũng như các cơ sở liên quan.

Bác bỏ chính sách răn đe hạt nhân

Phát biểu tại lễ khai mạc, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon khẳng định: "Hiện thực hóa một thế giới không vũ khí hạt nhân luôn là ưu tiên cao nhất của LHQ và là khát khao cháy bỏng của nhân loại". Vì vậy, ông Ban Ki-moon đã bày tỏ mong muốn rằng, hơn 100 quốc gia tham gia hội nghị sẽ có những hành động quyết định để xây dựng một thế giới an toàn hơn.

Là một nước đang thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế về vấn đề hạt nhân, Iran đã tỏ thiện chí khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ramin Mehmanparast phát biểu trên kênh truyền hình vệ tinh Press TV, kêu gọi tất cả các nước có vũ khí hạt nhân phê chuẩn Hiệp ước NPT. Iran khẳng định ủng hộ mọi bước đi nhằm tiến tới loại bỏ vũ khí nguyên tử và thúc đẩy ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình và hứa sẽ đưa ra những đề xuất "thực tế, công bằng và rõ ràng" nhằm đảm bảo an ninh thế giới.

Là tổ chức đứng ra giải quyết những vấn đề về tranh chấp hay phán xét hoặc quyết định các lệnh trừng phạt mà các nước đưa ra đối với một quốc gia khác xung quanh vấn đề hạt nhân, LHQ đã đưa ra 5 điều kiện then chốt để thúc đẩy thành công một thế giới không vũ khí hạt nhân. Trong đó, LHQ đặc biệt chú trọng tới việc bãi bỏ ngay chính sách răn đe hạt nhân từ các quốc gia phát triển và cấm mọi hình thức thử hạt nhân nhằm tiến tới loại trừ hoàn toàn loại vũ khí này. 

Và "cuộc đấu" giữa Mỹ - Iran

Nhìn chung, hội nghị lần này mang nhiều chuyển biến tích cực của các nước trong vấn đề hạt nhân. Trước hết là việc Mỹ lần đầu tiên đã minh bạch số đầu đạn hạt nhân đang nắm giữ (5.113 đầu đạn hạt nhân), giảm 84% so với thời kỳ đỉnh cao năm 1967. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton còn công bố một chiến dịch huy động 100 triệu USD trong vòng 5 năm để giúp các nước đang phát triển tiếp cận dễ dàng hơn khi sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, trong đó Washington cam kết đóng góp 50 triệu USD.

Thứ nữa là sự có mặt của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad tại New York. Ông Ahmadinejad khẳng định, tại hội nghị NPT, Iran sẽ đưa ra những đề xuất "thực tế, công bằng và rõ ràng" nhằm đảm bảo an ninh thế giới. Song, đó vẫn chỉ là những lời nói. Đã diễn ra cuộc "đấu khẩu nảy lửa" giữa bà Hillary Clinton và ông Mahmoud Ahmadinejad. Nội dung của cuộc tranh luận vẫn là việc Mỹ cáo buộc Iran theo đuổi sản xuất vũ khí hạt nhân và Tehran bác bỏ những thông tin này

 

                                                                                     Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

5 điều kiện then chốt thúc đẩy thành công NPT

Ngày 4-5, Hội nghị LHQ đánh giá việc thực thi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) bước sang ngày làm việc thứ hai trong bầu không khí hết sức căng thẳng sau khi nảy sinh căng thẳng giữa Mỹ và Iran trong ngày làm việc đầu tiên.

Thái Lan có thể giải tán Quốc hội sớm hơn dự kiến

Thủ tướng Abhisit Vejjajiva cho biết, sẽ công bố lộ trình hòa giải quốc gia nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Theo đó, sẽ giải tán Quốc hội sớm hơn so với hạn chót 9 tháng và bổ nhiệm một ủy ban soạn thảo lại Hiến pháp.

1 người Latvia âm mưu đánh bom khủng bố ở Nga

Viện Tổng công tố Latvia cho biết một nữ công dân Latvia có âm mưu thực hiện hành động khủng bố tại Nga.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 4

Chiều 4-5, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo, giới thiệu về Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 4 (ADMM-4). Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QÐND Việt Nam chủ trì cuộc họp.

Thái Lan chuẩn bị xe bọc thép giải tán người biểu tình

Tối 3-5, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva tuyên bố ông sẵn sàng cho tổ chức bầu cử vào ngày 14-11 tới với điều kiện lộ trình hòa giải dân tộc của ông đưa ra không gặp bất cứ cản trở nào.

Tân Thủ tướng Hungary tinh giản nội các

Tân Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 3/5 cho biết ông sẽ cắt giảm số lượng các bộ trưởng trong nội các mới, từ 14 người của chính quyền tiền nhiệm xuống còn tám người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục