Người dân Thái Lan và khách nước ngoài (phải) tham gia rửa đường Rama IV ở Bangkok ngày 23.5.

Người dân Thái Lan và khách nước ngoài (phải) tham gia rửa đường Rama IV ở Bangkok ngày 23.5.

Sáng 24.5, trường học, công sở, thị trường chứng khoán... ở thủ đô Bangkok, Thái Lan đã mở cửa trở lại sau một tuần ngừng hoạt động. Tuy nhiên, lệnh giới nghiêm vẫn tiếp tục được duy trì để đảm bảo an ninh.

“Mọi thứ đã yên ắng và trở lại bình thường” - Thủ tướng Thái Lan Abhisit nói trên truyền hình. Trông ông có vẻ thoái mái và tự tin hơn sau cuộc đối đầu căng thẳng suốt hai tháng qua với lực lượng biểu tình áo đỏ, làm tổng cộng 86 người chết, 1.900 người bị thương.

Vào những ngày nghỉ cuối tuần, chiến dịch dọn dẹp tổng lực được phát động để thu gom rác rưởi, quét sạch đường phố, với sự tham gia của nhiều công nhân và cả những người tình nguyện.

Nhiều người dân mặc áo có vẽ trái tim bằng màu cờ của Thái với dòng chữ “Together We Can” (tạm dịch là: Chúng ta có thể làm tất cả nếu sát cánh cùng nhau). Sáng thứ hai, Bangkok có vẻ như đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, chính quyền vẫn quyết định nới rộng lệnh giới nghiêm (từ 9 giờ tối tới 5 giờ sáng) tới thứ ba.

Tiếng súng đã lặng. Chiến lũy của phe áo đỏ đã bị dẹp bỏ. Những người bị thương được đưa vào bệnh viện. Lãnh đạo phe áo đỏ bị bắt. Những người biểu tình bị giải tán và đưa về quê. Các cuộc biểu tình của phe áo đỏ đã chấm dứt bằng bạo lực, sau đợt truy quét quân sự tuần trước. Nhưng nhiều người tin rằng, chiến dịch đòi thay đổi chính phủ còn lâu mới kết thúc.

“Tôi nghĩ rằng đây là sự khởi đầu mới đối với lực lượng áo đỏ. Sẽ đến lúc, cuộc chiến tiếp tục với cường độ dữ tợn hơn. Không có dấu hiện gì cho thấy phong trào đã kết thúc” - ông Kevin Hewison - một học giả Thái Lan từ Đại học Bắc Carolina (Mỹ) nói. Lãnh đạo phe áo đỏ - Somyot Pruksakasemsuk - cũng thừa nhận: “Đây không phải sự kết thúc. Phong trào biểu tình sẽ lan rộng hơn”.

Chưa ai biết tình hình sẽ còn tồi tệ đến đâu?. Chính phủ Thái cho rằng, lực lượng áo đỏ được tài trợ tiền đầy đủ và được cung cấp vũ khí, chất nổ bất hợp pháp. “Bây giờ, họ mới chỉ đốt phá. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu họ cầm vũ khí đánh lại chính quyền, ở các địa điểm khác tại Bangkok và đặc biệt là ở các vùng nông thôn” - ông Thitinan Pongsudhirak - Giáo sư Khoa học chính trị tại ĐH Chulalongkorn ở Bangkok nói. Theo ông, cuộc truy quét vừa qua không làm cho phe áo đỏ rút lui hoàn toàn. “Mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn” - ông nói.

                                                                                Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục