Tàu Hàn Quốc nổ súng trong cuộc tập trận hôm nay
Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên tuyên bố Hàn Quốc làm giả bằng chứng vụ tàu hải quân chìm và cảnh báo bán đảo Triều Tiên đang tiến gần tới chiến tranh.
Những bình luận này được đưa ra trong cuộc họp báo hiếm hoi ở Bình Nhưỡng do Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên (NDC) tổ chức hôm qua. Triều Tiên bác bỏ cáo buộc đánh chìm tàu Hàn Quốc và cảnh báo rằng hành động trả đũa hoặc trừng phạt họ sẽ kéo theo xung đột vũ trang.
"Việc chính quyền bù nhìn ở Hàn Quốc làm giả chứng cứ vụ chìm tàu Cheonan đã tạo ra một tình huống nghiêm trọng ở bán đảo Triều Tiên, đẩy nó tới bờ vực chiến tranh", thiếu tướng Pak Rim Su, giám đốc cơ quan chính sách của NDC, nói trong cuộc họp báo được kênh APTN phát đi.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên cao kể từ khi Hàn Quốc đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt hồi đầu tuần và thề sẽ đưa Triều Tiên lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Các biện pháp này bao gồm cắt giao dịch thương mại, nối lại tâm lý chiến ở biên giới và tổ chức tập trận hàng hải quy mô lớn ở vùng biển tây.
"Những hành động đối địch kia là một lời tuyên chiến công khai chống chúng tôi và đẩy quan hệ liên Triều tới tình trạng chiến tranh", ông Pak nói.
Bình Nhưỡng từng đưa ra các phát ngôn tương tự thông qua hãng tin chính thức kể từ khi ủy ban quốc tế công bố kết quả điều tra vụ tàu Cheonan chìm. Tàu hải quân Hàn Quốc được cho là bị ngư lôi bắn ra từ tàu ngầm Triều Tiên làm cho vỡ đôi, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Đây là cuộc tấn công tồi tệ nhất nhằm vào quân đội Hàn Quốc kể từ chiến tranh Triều Tiên.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng ra một thông báo chỉ trích Mỹ vì kêu gọi đưa vụ tàu chìm ra Hội đồng Bảo an. Bộ cũng lên án Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và gọi những bình luận của bà về Triều Tiên là "những lời nói dối trắng trợn", hãng tin KCNA cho biết.
Trong chuyến thăm Hàn Quốc hôm 26/5, bà Clinton tuyên bố thế giới cần phản ứng mạnh mẽ với Triều Tiên. "Chúng ta không thể làm ngơ trước những hành động khiêu chiến và khiêu khích", AFP dẫn lời bà cho hay.
Trung Quốc vẫn tỏ ra thận trọng giữa động thái của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật chỉ trích Triều Tiên. Việc giành được sự ủng hộ của Trung Quốc sẽ là một bước quan trọng nhằm giúp cấm vận quốc gia Đông Bắc Á.
Theo VnExpress
Ngày 13-5, một ngày sau khi được Nữ Hoàng Ðệ nhị bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của Anh, Thủ tướng Ða-vít Ca-mê-rôn, Chủ tịch đảng Bảo thủ (đảng Tory), đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ liên hiệp.
Ngày 26.5, một ngày sau khi tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với Hàn Quốc, Triều Tiên đe doạ đóng cửa đường bộ với Hàn Quốc nếu chính quyền Seoul tiến hành phát các bản tin chiến tranh tâm lý ở khu vực biên giới quân sự giữa hai nước.
Iran và Nga đang vướng vào một cuộc tranh cãi hiếm hoi nhưng rất dữ dội về việc Moscow ủng hộ dự thảo nghị quyết của LHQ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào chương trình hạt nhân của Tehran.
Bán đảo Triều Tiên gần 6 thập kỷ qua trên thực tế vẫn trong tình trạng chiến tranh vì hai bên chưa đạt được thỏa thuận hòa bình sau cuộc Chiến tranh liên Triều năm 1950-1953.
Sáng nay, một trận động đất lớn đã làm rung chuyển quốc đảo Vanuatu ở Nam Thái Bình Dương, khiến giới hữu trách phải ban bố cảnh báo sóng thần tại nhiều đảo quốc và nhiều lãnh thổ ở khu vực. Cảnh báo này sau đó được rút lại.
Trong cuộc gặp tại Lầu Năm Góc hôm 25.5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và người đồng cấp Nhật Bản Toshimi Kitazawa đã nhất trí phối hợp với nhau để theo dõi hoạt động của Hải quân Trung Quốc sau một số động thái gần đây của Bắc Kinh khiến hai nước lo ngại.