Trong khuôn khổ vòng đàm phán trực tiếp thứ hai, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 15/9 đã có cuộc gặp tiếp theo tại Jerusalem.
Tham dự cuộc gặp còn có Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Đặc phái viên Trung Đông của Mỹ George Mitchell. Phát biểu sau cuộc gặp, ông Mitchell cho biết các cuộc đàm phán "mang tính xây dựng và đang diễn ra với tốc độ rất nhanh."
Ông Mitchell cho rằng việc hai lãnh đạo Israel và Palestine không tránh các vấn đề gai góc là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy "họ tin tưởng có thể đạt được hòa bình."
Ông Mitchell cũng cho biết các bên đang nỗ lực để đạt tiến bộ về vấn đề xây khu định cư Do Thái. Israel và Palestine nhất trí sẽ gặp lại nhau vào tuần tới.
Tại cuộc gặp trên, Thủ tướng Netanyahu thông báo rằng việc xây dựng khu định cư Do Thái sẽ được tiếp tục sau khi kết thúc thời hạn tạm ngừng vào cuối tháng Chín này. Đáp lại, Tổng thống Abbas một lần nữa khẳng định nếu hoạt động xây dựng này được nối lại, Palestine sẽ ngừng đàm phán.
Theo Đài truyền hình nhà nước Israel, Thủ tướng Netanyahu dự định tới Washington ngày 19/9 tới để gặp lãnh đạo Mỹ. Cùng ngày, phát biểu với báo giới tại Bờ Tây, Thủ tướng Palestine Salam Fayyad cho biết Palestine mong muốn Liên minh châu Âu (EU) đóng vai trò tích cực hơn trong các cuộc đàm phán hòa bình Trung Đông nhằm chấm dứt sự chiếm đóng của Israel và giúp Palestine thành lập một nhà nước độc lập với thủ đô là Đông Jerusalem.
Theo nguồn tin ngoại giao, các lãnh đạo EU trong ngày hôm nay (16/9) sẽ ra tuyên bố kêu gọi Ixraen tiếp tục ngừng hoạt động xây dựng khu định cư Do Thái ở Đông Jerusalem nhằm tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán hiện nay.
Đàm phán trực tiếp Palestine-Israel đã được khởi động từ ngày 2/9 tại Washington. Mỹ đặt thời hạn một năm để giải quyết dứt điểm cuộc xung đột Israel-Palestine, hướng tới thành lập một Nhà nước Palestine./.
Theo TTXVN
Các vấn đề hạt nhân ở khu vực Trung Đông dự kiến là chủ đề chính trong hội nghị của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) khai mạc ngày 13/9 tại Vienna Áo.
Ấn Độ có kế hoạch chi gần 6 tỉ USD để cùng hợp tác phát triển máy bay tiêm kích tàng hình với Nga trong 10 năm tới, báo chí Ấn Độ đưa tin hôm 12.9.
Trong một cử chỉ hòa dịu, Bình Nhưỡng đã đề nghị với Seoul thảo luận dưới sự bảo trợ của Tổ chức Chữ thập Đỏ Quốc tế một chương trình đoàn tụ các gia đình bị ly tán cách đây nửa thế kỷ vì phân chia lãnh thổ.
Ngày 13.9, Nhật Bản đã trả tự do cho 14 thuỷ thủ của tàu cá Trung Quốc sau vụ va chạm với tàu tuần tra Nhật Bản ở vùng biển tranh chấp, nhưng vẫn giam giữ thuyền trưởng của tàu này.
Các quan chức cho biết giới chức trách Ấn Độ ngày 12/9 đã ban bố lệnh giới nghiêm vô thời hạn tại hầu hết các thị trấn ở khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, trong đó có thủ phủ Srinagar, sau khi diễn ra một cuộc biểu tình quy mô lớn.
Nga đang hiện đại hóa lực lượng không quân. Ngay trong năm nay, 10 chiếc máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130 sẽ được bàn giao cho các đơn vị không quân.