Nhà máy của Rio Tinto (Pháp) được phép xả bùn đỏ cho đến năm 2015 là phải chấm dứt. Sau thảm họa bùn đỏ ở Hungary, dư luận Pháp yêu cầu nhà máy này phải ngưng ngay việc xả thải. Lãnh đạo Rio Tinto luôn lớn tiếng khẳng định mình không hề gây hại môi trường. Thực hư chuyện xảy ra ở Pháp như thế nào?
Bản đồ ống thải bùn đỏ dưới đáy biển Địa Trung Hải (vịnh Cassis) của nhà máy Rio Tinto - Ảnh: robin hoods ngo |
Nhà máy của Rio Tinto trước đây thuộc về Công ty Pháp Péchiney cũng chuyên nghề luyện nhôm. Từ năm 1894, Péchiney đã sử dụng công nghệ Bayer để sản xuất nhôm. Trong nhiều năm, chất thải từ công nghệ này được tích trong bể chứa ở các khu trũng quanh nhà máy. Dù nhà máy có hứa đảm bảo bảo vệ môi trường nhưng chất thải vẫn rò rỉ “nhuộm đỏ” con sông Bondon gần đó trong hàng chục năm trời.
Trong những năm 1960 khi các bể chứa chất thải bắt đầu quá tải, nhà máy sử dụng giải pháp đổ bùn đỏ ra biển. Từ năm 1961, họ cho tiến hành nghiên cứu tiền khả thi trong ba năm đối với dự án “xả thải”. Đến năm 1963, báo cáo đầu tiên được công bố với kết quả: chất thải không nguy hại cho hệ động thực vật biển và không làm biển đổi màu đỏ.
Phản ứng
Kết quả trên khi được công bố đã gặp phản ứng dữ dội từ dân chúng và ngư dân vùng vịnh Cassis - một trong những vịnh đẹp nhất ở Pháp - và vùng biển La Ciotat thuộc Địa Trung Hải.
Lãnh đạo nhà máy đáp trả bằng chiến dịch vận động hành lang, vừa gây áp lực chính trị, vừa dùng đòn “giải quyết lao động cho địa phương” để đạt mục đích tiến hành dự án xả thải ra biển. Cuối cùng, họ cũng được phép làm đường ống dẫn chất thải bùn đỏ ra biển dài hơn 50km nối từ nhà máy sản xuất đi ra Địa Trung Hải, xuống độ sâu 320m và bơm chất thải xuống “họng ngầm” Cassidaigne. Đường ống bắt đầu vận hành từ năm 1966.
Đến năm 1995, khi Công ước Barcelona ra đời nhằm giảm ô nhiễm đối với Địa Trung Hải thì mới có yêu cầu giảm dần việc xả bùn đỏ xuống vịnh Cassis. Hạn mức đưa ra là dưới 250.000 tấn mỗi năm và phải dừng xả hoàn toàn vào ngày 31-12-2015. Cho đến năm 2008, mức xả thải bùn đỏ xuống biển của Péchiney - lúc này có tên mới là Rio Tinto Alcan sau khi bị mua lại - cũng vẫn còn đến 237.000 tấn. Còn số bùn đỏ tích dưới biển cũng lên đến 40 triệu tấn.
Vùng ô nhiễm hóa học và kim loại nặng ở biển Địa Trung Hải - Ảnh: robin hoods ngo |
Kinh tế là số 0, nếu...
Thật ra, số chất thải đổ xuống biển có giảm mạnh nhờ từ năm 2007, Rio Tinto sử dụng hệ thống lọc - ép cho phép giữ lại một phần chất thải và đóng thành bánh có tên gọi “Bauxalite” để dễ dàng lưu giữ và bán lại cho giới xây dựng hạ tầng làm đường bộ.
Với giải pháp này, lãnh đạo của Rio Tinto luôn lớn tiếng khẳng định mình không hề gây hại cho môi trường quanh nhà máy và như vậy không làm hại gì đến sức khỏe người dân. Như trong phần trả lời với tờ báo địa phương La Provencal gần đây, ông Alain Pavillon - giám đốc nhà máy ở Gardannne - cam đoan: “Chuyện xảy ra ở Hungary sẽ không thể xảy ra ở đây.
Chúng tôi giữ lại chất thải dưới dạng cô đặc chứ không phải chất lỏng. Chất thải này cũng không còn độc hại nữa vì đã được rửa sạch trước khi lưu kho và do vậy đã loại bỏ hơn 96% chất xút”.
Giải thích con số trên, nhà lãnh đạo cho rằng nó là cốt lõi của câu chuyện vì cái gọi là “bùn đỏ” chỉ là “chất thải vô hại”. “Đúng là trong các bánh chất thải có vài kim loại nặng và một ít chất phóng xạ nhưng nó cũng tương đương như đất đá tự nhiên. Nếu có ít bùn đỏ nào đó phát tán theo dạng bụi ra môi trường xung quanh thì cũng chỉ gây khó chịu ít thôi vì quanh nhà máy có rất ít dân cư và vùng rừng bao quanh đã giữ cho bụi không phát tán đi xa”.
Bằng những động thái công khai lẫn “mờ mờ”, công ty luyện nhôm luôn có trong tay những báo cáo khoa học có lợi cho chuyện xả thải ra môi trường của mình.
Chính quyền địa phương cũng có dấu hiệu đứng về phía nhà máy. Thị trưởng TP Gardanne Roger Mei khẳng định sông rạch ở Gardanne đôi khi bị nhuộm chút bùn đỏ nhưng nhìn chung không có nguy hại gì đối với môi trường nước. Cũng dễ hiểu câu trả lời vì đóng cửa Rio Tinto thì kinh tế địa phương này sẽ chỉ là con số 0.
Một nhánh của sông Bondon bị “nhuộm đỏ” bởi nhà máy Rio Tinto - Ảnh: robin hoods ngo |
Bản báo cáo mật
Nhưng thật sự họ chỉ nói về một phần sự thật. Tác hại của những chất như bụi đỏ, bùn đỏ đối với sức khỏe con người chỉ thể hiện ra sau nhiều năm. Ông Yeves Noah, chuyên gia về khoáng sản và là giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), giải thích: “Khi luyện nhôm, người ta phải thêm vào những kim loại nặng như amiăng hoặc chì. Những loại này có hại cho sức khỏe nhưng chỉ phát tác sau 10-20 năm”.
Điều đáng sợ chính là việc các kim loại nặng tích tụ trong người trong thời gian dài. Mà trong bùn đỏ có titan, oxit sắt, oxit nhôm, oxit silic, crôm và cadmium. Ông Eric Thybaud, phụ trách ban nguy hại và tác động đối với động vật của Viện Nghiên cứu nguy cơ công nghiệp quốc gia (INERIS), giải thích rõ hơn: “Các kim loại nặng thường rất “lì”. Chúng tích tụ trong cơ thể động vật và về lâu dài có thể gây tác hại đối với hành vi, sự phát triển hoặc thậm chí là sự sinh sản của động vật”.
Sự thật là đã có những cảnh báo liên quan đến bùn đỏ của Rio Tinto. Giáo sư Yves Lancelot - cựu giám đốc nghiên cứu của CNRS - từng tiếp xúc với báo cáo mật của CREOCEAN - công ty dịch vụ và tư vấn về môi trường biển và đại dương. Báo cáo của CREOCEAN do Péchiney đặt hàng từ đầu những năm 1990. Là người phụ trách theo dõi hồ sơ về bùn đỏ trong nhiều năm, giáo sư Lancelot đặc trách hợp tác với chính quyền Cassis để kiểm tra về tác động môi trường của bùn đỏ tại địa phương này. Ông đã được phía Péchiney cung cấp báo cáo của CREOCEAN với điều kiện không được công bố ra ngoài.
Giáo sư Lancelot cho biết: “Nhờ vị trí cố vấn khoa học của Ifremer - cơ quan chủ quản của CREOCEAN, tôi mới được tiếp xúc với báo cáo đó. Nó viết từ các nghiên cứu tiến hành trong hai năm 1991 và 1992. Tôi thật ngạc nhiên khi hiện nay người ta không nhắc gì đến báo cáo này cũng như những phân tích chi tiết của tôi về báo cáo này vào năm 1995, trong đó có một số kết quả rất đáng báo động. Lúc đó chúng tôi đã nhận thấy rằng những nghiên cứu trong báo cáo còn quá giới hạn để có thể đưa ra đánh giá toàn diện về chuyện xả thải ra biển”.
Theo vị giáo sư người Pháp nay đã về hưu, nhóm phân tích của ông đã nhận thấy những thông tin rất sơ sài về vị trí các điểm xả thải và đồng thời cũng có hiện tượng hệ thực vật biển ở tuyến đường quanh điểm xả thải bị hủy hoại.
Quá đáng khi nói “bùn đỏ vô hại”
Riêng về chuyện bụi đỏ trong không khí, giáo sư Lancelot nhấn mạnh đó là thứ nguy hại nhất vì chúng tác động đến gen và như thế lây truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. “Cần phải thấy rằng những phần tử nhỏ lơ lửng đặc biệt độc hại, khi mức tích tụ của chúng đạt đến mức 0,1%”. Những nghiên cứu riêng với loài hàu ở biển cho thấy ảnh hưởng rất độc hại của chất thải công nghiệp, dù mức tích tụ chỉ là 0,01% cũng gây tình trạng dị dạng của hàu đến hơn 94%.
Giáo sư Lancelot tiết lộ thêm: “Sau nghiên cứu lâm sàng, chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng rất rõ của bôxit và bùn đỏ đối với loài hàu. Ở mức tích tụ 0,1%, 2/3 số ấu trùng hàu không thể phát triển vượt qua giai đoạn tạo vỏ cứng. Ở mức 1%, tỉ lệ trên lên đến 85% ấu trùng không lớn mạnh được”.
Và ông kết luận: “Tôi thấy quá đáng khi tuyên bố rằng bùn đỏ vô hại và chúng ta chưa biết đến ngưỡng gây ra tác hại. Cái mà người ta hiện gọi là “ngưỡng chấp nhận được” không thể khiến chúng ta an lòng trước khả năng gây ô nhiễm lâu dài mà chúng ta chưa đánh giá được, nhất là với những chất như chì, amiăng hoặc thủy ngân...”.
Hậu quả do chất thải công nghiệp gây ra không thể thấy được trong thời gian ngắn. Nó như một trái bom nổ chậm, mà tính nguy hại của nó gây ra cho môi trường cứ tăng dần theo thời gian dưới tác động của thiên nhiên.
Theo Báo Tuoitre
Hàn Quốc quyết định hoãn lại tất cả kế hoạch viện trợ nhân đạo cho Tiều Tiên, trong khi tuyên bố “trận trọng xem xét phương án đưa vụ Triều Tiên nã pháo vào lãnh thổ Hàn Quốc lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc".
Tối qua, tên tuổi của 10 người Việt bị chết vụ giẫm đạp ở thủ đô của Campuchia đã được thông báo. Trong khi đó, số tử vong trong của vụ này đã tăng lên tới 456, sau khi cộng cả con số do các tỉnh bên ngoài thành phố Phnom Penh báo cáo.
Chính phủ nước này đang nỗ lực cắt đứt các mối quan hệ sâu xa giữa cộng đồng doanh nghiệp và tội phạm có tổ chức. Khi tòa tháp viễn thông cao nhất thế giới Tokyo Sky Tree được khánh thành ở Tokyo (Nhật Bản) vào năm tới, các yakuza (tổ chức tội phạm) sẽ không có cơ hội tham gia chúc mừng sự kiện này. Lý do là các yakuza đã bị cấm tham gia xây dựng tòa tháp cao 634 m này.
Phó Thủ tướng Campuchia Sok An hôm 23.11 thông báo một ủy ban cấp quốc gia do ông đứng đầu đã được thành lập để điều tra và giải quyết mọi vấn đề liên quan tới thảm họa kinh hoàng ở Phnom Penh.
“Hàn Quốc đã thực hiện hành động khiêu khích trước nên Triều Tiên đã đáp trả bằng hình thức quân sự thích đáng”, Triều Tiên khẳng định trong tuyên bố chính thức đưa ra hôm qua, trong đó cũng cáo buộc Mỹ có âm mưu sau vụ này.
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng cộng đồng quốc tế phải nhận ra Triều Tiên là “một mối đe dọa nghiêm trọng và ngày càng lớn, cần phải đối phó”.