Người dân Bờ Biển Ngà cầu nguyện cho đất nước đừng rơi vào nội chiến
Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã cử lãnh đạo ba nước trong khu vực là Cape Verde, Benin và Sierra Leone đến Bờ Biển Ngà nhằm thuyết phục ông Laurent Gbagbo từ bỏ quyền lãnh đạo nếu không muốn đối mặt với sự can thiệp bằng quân sự.
Tình hình Bờ Biển Ngà trở nên căng thẳng hơn sau khi LHQ, ECOWAS và nhiều nước đồng loạt lên tiếng công nhận ông Alassane Ouattara đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, đồng thời kêu gọi đương kim Tổng thống Laurent Gbagbo rời nhiệm sở.
Trong khi đó, đất nước dường như đang bị chia rẽ nghiêm trọng. Một bộ phận người dân Bờ Biển Ngà bày tỏ lo ngại về nguy cơ bạo lực bùng phát mạnh nếu quốc tế hành động quân sự can thiệp, đẩy đất nước đến một cuộc nội chiến mới trong khi cuộc nội chiến cũ giữa chính phủ của ông Laurent Gbagbo và các phe phái kiểm soát miền Bắc vừa kết thúc được ba năm.
Thế nhưng, lực lượng ủng hộ ông Alassane Ouattara, người được cộng đồng quốc tế công nhận thắng cử, hy vọng giải pháp can thiệp quân sự sẽ sớm được thực hiện.
Người dân Bờ Biển Ngà cầu nguyện cho đất nước đừng rơi vào nội chiến. Ảnh: AFP |
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với nhật báo Le Monde của Pháp ngày 27-12, ông Laurent Gbagbo đã cảnh báo rằng “âm mưu” của Pháp - Mỹ từ chối công nhận ông là người lãnh đạo hợp pháp của Bờ Biển Ngà đang đẩy đất nước này đến cuộc nội chiến.
Cùng ngày, cảnh sát Pháp cho biết lực lượng ủng hộ ông Oatara đã kiểm soát một cách hòa bình Đại sứ quán Bờ Biển Ngà ở Paris sau khi những người trung thành với ông Gbagbo rời khỏi đây. Diễn biến trên xảy ra sau khi Paris tuyên bố công nhận các đại diện của ông Oatara thay vì những phái viên ngoại giao của ông Gbagbo. Truyền hình Pháp đưa tin ông Oatara đã bổ nhiệm một đại sứ mới tối 27-12.
Nguồn gốc xung đột
Vì sao cộng đồng quốc tế quan tâm đến tình hình Bờ Biển Ngà và Tổng thống Laurent Gbagbo? Ông Laurent Gbagbo lên nắm quyền trong cuộc bầu cử có kết quả tương tự như lần này vào năm 2000. Khi đó, người lãnh đạo đất nước là Robert Guéi chỉ chọn Laurent Gbagbo làm ứng cử viên đối lập vì biết chắc ông này ít người biết đến và gạt bỏ ông Ouattera cùng một ứng cử viên khác.
Robert Guéi tuyên bố chiến thắng và nhậm chức ngày 22-10-2000 nhưng Laurent Gbagbo cũng tuyên bố chiến thắng và đã kích động cuộc nổi loạn, buộc ông Robert Guéi phải lưu vong.
Hai năm sau, một cuộc đảo chính lật đổ ông Laurent Gbagbo thất bại. Tuy vậy lực lượng đảo chính cũng chiếm giữ và kiểm soát miền Bắc và miền Trung nước này, trong khi ông Laurent Gbagbo kiểm soát miền Nam. Nội chiến bùng nổ với các hiệp ước hòa bình được ký rồi bị phá vỡ liên tục.
Nước Pháp bị dư luận Bờ Biển Ngà chỉ trích là đã ủng hộ phe nổi dậy. Năm 2007, nội chiến chấm dứt sau khi Laurent Gbagbo bổ nhiệm người của phe nổi dậy làm thủ tướng và tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm 2008 nhưng cuộc bầu cử bị hoãn lại không rõ lý do cho đến tháng 11 năm nay.
Vấn đề của tình hình bất ổn nằm ở chỗ Hiến pháp Bờ Biển Ngà ghi rõ tổng thống không được làm việc quá hai nhiệm kỳ nhưng không nói rằng không quá 10 năm. Ông Gbagbo đã nắm giữ chức tổng thống vượt quá nhiệm kỳ đến 5 năm.
Năm 2005, Liên minh châu Phi đã ra nghị quyết chỉ đồng ý để ông Gbagbo kéo dài nhiệm kỳ thêm 1 năm, tức đến năm 2006, nhưng do trong những năm nội chiến, đất nước không thể tổ chức bầu cử tổng thống và bản thân vị tổng thống này cũng trì hoãn bầu cử. Vì vậy, cộng đồng quốc tế khẳng định thời gian tại nhiệm của ông đã hai nhiệm kỳ, còn ông Gbagbo khẳng định ông mới làm việc có một nhiệm kỳ theo Hiến pháp Bờ Biển Ngà.
Các nước phương Tây đặc biệt quan tâm đến đất nước xinh đẹp này còn vì một vấn đề: những viên kim cương sáng giá. Bờ Biển Ngà ngày nay được biết đến là quốc gia có nguồn dự trữ kim cương thô lớn nhất thế giới.
Nếu nội chiến xảy ra, những viên kim cương sáng rực kia sẽ là nguồn cung tài chính khổng lồ cho các phe phái và nó sẽ bị gắn mác “kim cương máu”. Và như vậy các công ty khai thác kim cương thế giới sẽ mất đi nguồn cung khổng lồ từ đất nước này do cộng đồng quốc tế cấm kinh doanh “kim cương máu”.
Theo SGGP
Tổng thống (TT) Nga Dmitry Medvedev có tên trong số 10 nhân vật xuất sắc nhất thế giới năm 2010 do Quang Minh nhật báo của Trung Quốc bình chọn.
Những ngày cuối năm 2010, đất nước Cuba ngập tràn không khí tưng bừng khi những chính sách cải cách kinh tế của chính phủ trong suốt 1 năm qua đã mang lại tâm trạng hân hoan cho người dân Cuba. Diễn biến mới nhất là việc Chính phủ Cuba và Mỹ đã thỏa thuận với Tập đoàn Western Union dỡ bỏ thuế đối với kiều hối gửi về từ Mỹ.
Mưa băng gây mất điện tại Moscow l Cơ quan y tế cảnh báo người dân không nên ra đường
Mạng tin The Hindu cho biết Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ngày 27/12 đã viết thư cho Chủ tịch Ủy ban Kế toán nhà nước (PAC) Murli Manohar Joshi, khẳng định ông sẵn sàng tự nguyện điều trần trước ủy ban này về vụ tham nhũng liên quan việc bán đấu giá dịch vụ điện thoại không dây thế hệ thứ hai (2-G) hồi năm 2008.
Theo các nguồn tin nước ngoài, ngày 26-12, Liên minh các đảng và phong trào vì dân chủ và hòa bình ở Cốt Ði-voa (RHDP) ủng hộ Tổng thống đắc cử A.Oa-ta-ra đã ra tuyên bố kêu gọi tổng đình công từ ngày 27-12 cho đến khi ông L.Gba-gbô từ chức. Trong khi đó, nhằm gia tăng sức ép đối với Tổng thống mãn nhiệm L.Gba-gbô, Tổng thống các nước: Bê-nanh, Xi-ê-ra Lê-ôn và Cáp Ve với tư cách đại diện khối Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tới Cốt Ði-voa hôm nay, 28-12 để ra tối hậu thư yêu cầu ông Gba-gbô nhanh chóng từ chức. Trong một nỗ lực nhằm cô lập ông Gba-gbô, Pháp đã không cho phép một chiếc máy bay thuộc lực lượng ủng hộ ông Gba-gbô hạ cánh xuống lãnh thổ Pháp.
Cùng Tuần Việt Nam nhìn lại bức tranh tình hình thế giới qua các sự kiện nổi bật của năm.