Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ được đón tiếp long trọng tại Washington DC bằng lễ đón chính thức và quốc yến tại Nhà Trắng, cùng những nghi thức mà người Mỹ vốn chỉ dành cho bạn bè hoặc đồng minh thân thiết

 

Các nghi thức trang trọng này là nhằm nhấn mạnh mong muốn cải thiện mối quan hệ giữa một siêu cường Mỹ với một Trung Quốc đang vươn lên, ngày càng tự tin và giàu có, hãng thông tấn Mỹ AP nhận định trong bài viết dưới đây.

Lòng tin giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn đã lung lay, lại bị thử thách trong suốt năm qua bằng một loạt mâu thuẫn trong nhiều vấn đề: chính sách tiền tệ và rào cản thương mại, Triều Tiên, Đài Loan - và cả hai dường như đều nhận thấy yêu cầu phải điều chỉnh mối quan hệ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong cuộc gặp bên lề hội nghị G20 ở Hàn Quốc, tháng 11/2010. Ảnh: AFP.

Mỹ hiện là một trong những thị trường lớn nhất của Trung Quốc, với kim ngạch thương mại 380 tỷ USD mà cán cân nghiêng về Bắc Kinh. Washington ngày càng cần đến sự hỗ trợ của Bắc Kinh trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới, từ nạn cướp biển ở châu Phi đến chương trình hạt nhân của Iran, cũng như việc xốc lại kinh tế thế giới.

Ông Hồ đã tỏ thái độ mềm dẻo trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho hai tờ báo hàng đầu của Mỹ trước khi ông thăm chính thức Washington DC, từ 18 tháng này. Hồ nói hai nước có thể cùng có lợi nếu tìm được "quan điểm chung" trong một loạt vấn đề, từ chống khủng bố đến chống phổ biến vũ khí hủy diệt, từ năng lượng sạch đến các sáng kiến về hạ tầng.

"Rõ ràng là có những vấn đề khác biệt và nhạy cảm giữa chúng ta", ông Hồ nhận định trong bản trả lời dành cho hai báo Mỹ. "Chúng ta đều được nếu quan hệ Trung - Mỹ tốt đẹp, và thua nếu đối đầu".

Ông Hồ kêu gọi có thêm nhiều cuộc đối thoại để củng cố "hợp tác thiết thực", nhấn mạnh yêu cầu cần "từ bỏ quan niệm thắng thua thời chiến tranh lạnh" trong mối quan hệ Trung - Mỹ.

Charles Freeman, học giả của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Mỹ, cựu chuyên gia đàm phán thương mại thời tổng thống George W. Bush, bình luận: "Điều rất quan trọng cho cả hai bên là xác định thái độ như sau, 'từ từ đã, chúng ta đều đã cam kết xây dựng mối quan hệ hiệu quả và tích cực'".

Quốc yến mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đãi ông Hồ sẽ là lần đầu tiên dành cho ông. Các quan chức cao cấp của Mỹ và Trung Quốc đều công khai khẳng định rằng điều nó nhằm hâm nóng để cho mối quan hệ được nồng ấm hơn. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton cuối tuần trước phát biểu rằng hai bên cần kiểm soát được các mối bất đồng, bởi những lợi ích của cả hai liên hệ rất xoắn xuýt với nhau. Giới chức cấp cao của Bắc Kinh cũng nhấn mạnh cần bỏ qua chuyện nhỏ mà chú tâm đến đại cục.

Tuy nhiên thái độ êm dịu và hòa hoãn đó không được áp dụng trong những vấn đề mà Trung Quốc coi là "lợi ích cốt lõi", bao gồm Đài Loan, Trung Quốc và quyền lực của Đảng Cộng sản.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Hồ nói rằng hai quốc gia nên "tôn trọng sự lựa chọn của mỗi bên về con đường phát triển", một lời bác bỏ lịch sự đối với những chỉ trích về nhân quyền và các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm 4 ngày bắt đầu từ hôm nay, chủ tịch Hồ Cầm Đào dự kiến nói về sự vươn lên hòa bình của Trung Quốc với các nhà lãnh đạo giới doanh nhân và những người có uy tín lớn ở Washington. Ông cũng sẽ giới thiệu về Trung Quốc như một thị trường thương mại và đầu tư đầy hấp dẫn khi đến thăm Chicago.

Đối với các quan chức Trung Quốc vốn trọng lễ nghi, thì quốc yến tối thứ tư tới sẽ là một điểm nhấn quan trọng trong chuyến thăm được đánh giá là đáng chú ý nhất trong 30 năm qua trong mối quan hệ song phương. Năm 2006, khi ông Hồ tới Nhà Trắng, tổng thống Mỹ khi đó là George Bush đã không long trọng như vậy - chỉ mời Hồ ăn trưa. Trong số những sơ sót ngoại giao năm đó có vụ đọc sai quốc hiệu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành tên mà đảo Đài Loan tự nhận; hay vụ người của giáo phái Pháp Luân Công gây rối.

Trong chuyến thăm này, dự kiến sẽ không có thỏa thuận quan trọng nào được đưa ra. Nội dung tuyên bố chung là vấn đề gây đau đầu và tranh cãi cho tới tận tuần trước. Tuy nhiên, nhận thức của cả hai bên về yêu cầu cải thiện quan hệ đã thắng thế và cho ra một kết quả tốt.

Mỹ yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng hơn trong việc nâng giá nhân dân tệ, nhằm thúc đẩy xuất khẩu và giảm tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ. Tuy nhiên trong bản trả lời phỏng vấn báo Mỹ, ông Hồ không tỏ một dấu hiệu nào cho thấy sẽ có thay đổi đáng kể trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc.

Trung Quốc hiện nắm giữ lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới với 2,85 nghìn tỷ USD và là chủ nợ quan trọng đối với các khoản nợ công của Mỹ. Với tỷ giá hiện nay, các nhà kinh tế ước tính rằng Trung Quốc sẽ đoạt ngôi vị nền kinh tế lớn nhất thế giới từ tay Mỹ trong vòng 20 năm nữa, thậm chí có thể ngay cuối thập kỷ này.

Ông Hồ nói rằng "hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành là sản phẩm của quá khứ", nhưng ông không tranh luận về vai trò của đồng USD với tư cách là ngoại tệ dự trữ của thế giới. Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận định "sẽ mất một thời gian khá dài" để đồng nhân dân tệ trở thành tiền tệ quốc tế.

Ngoài tiền tệ, Trung Quốc và Mỹ còn bất đồng trong những vấn đề khác như Triều Tiên, Iran và các rào cản thương mại. Các báo chí chủ lưu và nhiều quan chức Trung Quốc trong thời gian gần đây lên án việc Washington quan tâm trở lại tới Nhật, Hàn Quốc và Đông Nam Á; việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan; việc Mỹ tiếp tục các chuyến tuần tra và diễn tập ở Hoàng Hải, coi đó là động thái nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh ngay trên vùng lân cận của Trung Quốc.

 

                                                                                Theo VnExpress

 

 

Các tin khác

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tổng thống Dilma Rousseff thị sát lũ bùn ở Nova Friburgo bằng trực thăng.

Oằn mình "gánh" lượng khách về quê ăn Tết kỷ lục

Năm nay, các bến tàu bến xe Trung Quốc sẽ phải gồng mình chuyên chở số lượng hành khách về quê lớn chưa từng có trong đợt giáp Tết Nguyên đán này.

“Mỹ sẽ tấn công tên lửa Triều Tiên nếu bị đe dọa”

Tư lệnh liên quân Hàn-Mỹ, Tướng Walter Sharp, hôm qua tuyên bố nếu nhận định tên lửa tầm xa của Triều Tiên là mối đe dọa nghiêm trọng với Mỹ, Mỹ sẽ tấn công tên lửa đó.

Tunisia: Bạo động nghiêm trọng, Tổng thống rời khỏi đất nước

Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia tối qua đã từ chức sau 23 năm cầm quyền và lập tức rời khỏi đất nước giữa lúc tình trạng bạo động trở nên nghiêm trọng nhất từ nhiều thập niên qua ở nước này.

Lũ, lở đất nhiều nơi

Hàng trăm người thiệt mạng, trong đó Brazil có ít nhất 350 người, Philippines 42 người và Úc 25 người. Những cơn mưa dồn dập khiến nhiều tấn đất đỏ bạc màu tràn vào các thị trấn miền núi ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil, làm chết ít nhất 350 người và làm nhiều người mất tích - những nạn nhân mà lực lượng cứu hộ hy vọng cứu được khi họ tiếp tục công việc tìm kiếm hôm 13-1.

Nga công bố chính sách ngoại giao cốt lõi năm 2011

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 13.1 đã tổ chức cuộc họp báo đầu tiên trong năm, nhấn mạnh những điểm cốt lõi trong chính sách ngoại giao của Nga trong năm 2011, bao gồm cả mối quan hệ với phương Tây, chương trình hạt nhân của Iran và tình hình tại Trung Đông.

Tàu Nhật-Hàn đối đầu gần quần đảo tranh chấp

Các tàu tuần tra của Nhật Bản và Hàn Quốc đã đối đầu nhau tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp giữa 2 nước do một tàu của Hàn Quốc bị cáo buộc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục