Chiếc F-117 bị bắn hạ năm 1999 ở Serbia.

Chiếc F-117 bị bắn hạ năm 1999 ở Serbia.

Theo các chuyên gia quân sự vùng Balkan, chiếc máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc mới bay thử nghiệm thành công gần đây khiến Mỹ lo ngại, nhiều khả năng lại sử dụng công nghệ của chính cường quốc lớn nhất thế giới này.

 

Các chuyên gia quân sự nói trên tiết lộ với hãng tin AP rằng, Trung Quốc có thể đã "học mót" được một số công nghệ của chiếc máy bay Mỹ F-117 Nighthawk bị bắn hạ ở Serbia năm 1999.

Nighthawk là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên trên thế giới, loại máy bay rất khó bị radar địch phát hiện. Tuy nhiên, vào ngày 27.3.1999, trong trận bom kích từ trên không của NATO xuống Serbia, một tên lửa chống máy bay của Serbia đã hạ gục chiếc Nighthawk này. Viên phi công may mắn được cứu thoát.

Đây là lần đầu tiên chiếc máy bay chiến đấu tàng hình công nghệ cao này bị bắn hạ. Lầu Năm Góc cho rằng, chiến thuật thông minh kết hợp với sự may mắn đã khiến tên lửa SA-3 do Nga chế tạo kết liễu được chiếc F-117.

Phần vỡ của chiếc máy bay rơi vương vãi trên một cánh đồng. Người dân trong khu vực lượm những mảnh vỡ, có mảnh to bằng cả chiếc ô tô, về làm kỷ niệm.

"Tại thời điểm đó, tài liệu tình báo của chúng tôi cho biết, đặc vụ của Trung Quốc hoạt động tại khu vực chiếc F-117 gặp nạn đã mua lại một số bộ phận của máy bay từ nông dân địa phương" - Đô đốc Davor Domazet-Loso, tư lệnh quân đội Croatia trong thời kỳ chiến tranh Kosovo cho biết. "Chúng tôi tin rằng, người Trung Quốc đã sử dụng những bộ phận này để nghiên cứu và học lỏm được những công nghệ phát triển máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ".

d
J-20 của Trung Quốc bay thử thành công ngày 12.1.

Một số bộ phận của chiếc F-117 như cánh trái máy bay với phù hiệu của Không quân Mỹ, vòm che buồng lái, ghế ngồi, mũ bảo hiểm của phi công và radio trên máy bay, được trưng bày tại bảo tàng hàng không ở Belgrade. Tuy nhiên, phó giám đốc bảo tàng cho hay, ông không rõ những phần còn lại của máy bay lưu lạc đến đâu. "Rất nhiều đoàn khách đến thăm bảo tàng, trong đó có cả người Mỹ, người Nga và Trung Quốc, nhưng không ai trong số đó có hứng thú thu thập bất kỳ bộ phận nào của máy bay".

Trong khi đó, Zoran Kusovac, một chuyên gia tư vấn quân sự ở Rome cho biết, chính quyền của cựu tổng thống Serbia Slobodan Milosevic thường xuyên chia sẻ những thiết bị thu thập được của phương tây với đồng minh Nga và Trung Quốc. Chính vì vậy, theo ông này, những mảnh vỡ của chiếc F-117 gặp nạn là điều mà Nga và Trung Quốc đều khao khát muốn có. "Máy bay tàng hình T-50 của Nga cũng bắt đầu bay thử nghiệm vào năm ngoái. Nhiều khả năng Nga cũng học lỏm được công nghệ tàng hình của chiếc F-117 này" - ông Kusovac nói.

Máy bay tàng hình F-117 được bí mật phát triển vào những năm 1970 và bắt đầu đưa vào hoạt động từ năm 1983. Mặc dù không tàng hình tuyệt đối trước radar địch, nhưng hình dạng và tính năng của loại máy bay này khiến nó rất khó bị địch phát hiện. Các nhà ngoại giao phương Tây cho rằng Trung Quốc vẫn duy trì một vị trí tình báo tại sứ quán ở Belgrade trong thời kỳ chiến tranh Kosovo. Chính vì thế, Serbia và Trung Quốc dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm mà họ thu lượm được từ những mảnh vỡ của chiếc F-117.

Tại Washington, một sĩ quan Không quân Mỹ cho hay chưa tìm thấy mối liên hệ giữa chiếc F-117 bị bắn hạ với công nghệ tàng hình chiếc J-20 của Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên.

Trước đó, đúng trong thời điểm chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tới Bắc Kinh, Trung Quốc đã thực hiện thành công chuyến bay thử đầu tiên của máy bay tàng hình J-20. Mặc dù theo các chuyên gia quân sự, phải mất ít nhất 8-9 năm nữa J-20 mới đưa vào sử dụng, nhưng ngay từ bây giờ, nó đã là một mối đe doạ lớn, một đối thủ tiềm tàng của chiếc F-22 Raptor siêu việt của Mỹ.

 

                                                                                      Theo Bao LĐ

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục