Việc phê chuẩn thỏa thuận phân chia biển Barents giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài 40 năm qua

 

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Na Uy Jona Gahr Stoere đã ký phê chuẩn một thỏa thuận phân chia Biển Barents giàu tài nguyên dầu khí thuộc Bắc Cực tại Oslo hôm 7-6.

Theo hãng tin AP, thỏa thuận nói trên đã được quốc hội của hai nước phê chuẩn trước đó và sẽ có hiệu lực vào ngày 7-7. Thỏa thuận này phân chia khu vực rộng 175.000 km2  thuộc Bắc Cực thành hai phần hầu như bằng nhau. Nga và Na Uy vốn bất đồng về biên giới ở biển Barents trong thời gian chiến tranh lạnh và các cuộc thương lượng kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991 cũng thất bại cho đến gần đây.
Thỏa thuận phân chia Biển Barents đã được ký kết dưới sự chứng kiến của hai nhà lãnh đạo Nga và Na Uy tại Nga hồi tháng 9-2010. Ảnh: AP
 
Đài BBC dẫn lời các nhà phân tích cho rằng hiện tượng băng tan do sự thay đổi khí hậu toàn cầu đã mở ra đường hàng hải mới ngắn hơn giữa châu Á với Nga và Na Uy, cho thấy khu vực băng giá này dễ tiếp cận hơn. Các công ty dầu khí quốc doanh của cả hai nước đều bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến việc thăm dò nguồn tài nguyên khu vực này. Trên thực tế, Công ty Gazprom của Nga đã cộng tác với Công ty Statoil của Na Uy tại giàn khoan Shtokman, cách bờ biển Nga gần 500 km.
 
Chuyên gia nghiên cứu James Nixey, thành viên của Chương trình Nga và Á-Âu thuộc Tổ chức Chatham House James Nixey, nhận xét: “Lợi ích kinh tế tiềm năng này rất to lớn. Ý nghĩa của thỏa thuận này là sự thừa nhận một cách rộng rãi rằng Bắc Cực sẽ là bối cảnh giao thương trong tương lai và khả năng có xung đột trong tương lai”. Thỏa thuận này lần đầu tiên mở đường cho việc thăm dò tài nguyên ở Bắc Cực.

Theo đánh giá của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ năm 2008, Bắc Cực có trữ lượng khí đốt chiếm khoảng 30% và trữ lượng dầu khoảng 13% của thế giới. Tuy nhiên những ước lượng về tài nguyên chưa khai thác thường không chắc chắn. Nhà phân tích cấp cao thuộc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng toàn cầu Julian Lee nhận xét rằng luôn có khuynh hướng đánh giá cao về trữ lượng tài nguyên nhằm thu hút đầu tư và trên thực tế cần phải có khảo sát cụ thể.

 

                                                                                           Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các chuyên gia y tế Đức kiểm tra một nông trại tại Bienenbuettel, vùng hạ Saxony.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

NATO tăng cường không kích Thủ đô Tơ-ri-pô-li

Theo Roi-tơ, đêm 6 rạng sáng 7-6 nhiều vụ nổ lớn đã làm rung chuyển Thủ đô Tơ-ri-pô-li của Li-bi khi máy bay của NATO tăng cường các cuộc không kích tại đây.

Syria: Thảm sát tại Jisr al-Shughour

Đài truyền hình nhà nước Syria cho biết các nhóm vũ trang đã sát hại 120 nhân viên an ninh tại thị trấn Jisr al-Shughour hôm 6-6

“Có thể sẽ không tìm được nguồn gốc gây dịch chết người ở Đức”

Ngày 7/6, quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết không loại trừ khả năng sẽ không bao giờ tìm được nguồn gốc dẫn đễn sự bùng phát dịch bệnh do nhiễm khuẩn E.Coli gây chết 23 người tại Đức

Trung Quốc: 16.000 người phải di dời do lũ lụt

Khoảng 16.000 người đã ngay lập tức được di dời trong một trận mưa lớn ở thành phố Lâu Để, tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc hồi cuối tuần qua, cơ quan phòng chống hạn hán và kiểm soát lũ lụt tỉnh cho hay.

EU chia rẽ vì EHEC

Xuất hiện mới hai tuần, siêu khuẩn EHEC không chỉ giết chết 22 người mà còn chia rẽ Liên hiệp châu Âu (EU) về mặt chính trị và kinh tế

Strauss-Kahn ra tòa, tuyên bố vô tội

Cựu giám đốc IMF hôm nay ra tòa án ở New York, bác bỏ cáo buộc cho rằng ông định cưỡng hiếp một cô hầu phòng. Vụ việc này đã khiến ông mất vị trí có mức lương gần nửa triệu đôla và cơ hội chạy đua làm tổng thống Pháp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục