Mỹ đang chi quá nhiều cho quân sự bất chấp những rắc rối kinh tế của nước này - Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa, Tướng Trần Bính Đức, nói trong buổi tiếp Đô đốc Mỹ Mike Mullen, khi cố hạ giảm khả năng quân sự của nước ông.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen đang ở thăm Bắc Kinh, ông Trần Bính Đức cho rằng Mỹ nên cắt giảm chi phí quân sự vì lợi ích của những người nộp thuế.
“Tôi biết Mỹ vẫn đang trong giai đoạn phục hồi khỏi cuộc khủng hoảng tài chính”, ông Trần Bỉnh Đức phát biểu. “Trong bối cảnh như vậy, Mỹ vẫn chi quá nhiều tiền cho quân sự và điều đó chẳng phải đang đặt quá nhiều gánh nặng lên vai những người đóng thuế hay sao?”
“Nếu Mỹ có thể giảm chi phí quân sự một chút và dùng nhiều tiền hơn để cải thiện đời sống của người dân Mỹ... Đó chẳng phải là một kịch bản tốt hay sao?”, ông Trần Bỉnh Đức nói.
Đô đốc Mullen là quan chức quân sự cấp cao đầu tiên của Mỹ đến thăm Trung Quốc trong 4 năm qua. Đô đốc Mỹ và Tướng Trung Quốc đang nỗ lực nâng cấp mối quan hệ quân sự sau giai đoạn “xuống dốc” do quyết định của Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.
Tướng Trần Bỉnh Đức cũng từng có chuyến thăm với mục đích tương tự đến Mỹ hồi tháng 5 như một phần trong nỗ lực cải thiện quan hệ đang băng giá giữa quân đội hai nước, đặc biệt là khi kinh tế của hai nước ngày càng phụ thuộc vào nhau.
Ngân sách quân sự của Trung Quốc là 95 tỷ USD cho năm nay - lớn thứ hai thế giới sau Mỹ với kế hoạch chi cho quân sự là 650 tỷ USD.
Tướng Trần Bình Đức cho rằng Trung Quốc vẫn sau Mỹ hơn 2 thập kỷ trong lĩnh vực công nghệ quân sự và Bắc Kinh vẫn cần hiện đại hoá quân đội bằng việc bổ sung những máy móc/vũ khí hạng nặng như tàu sân bay.
“Trung Quốc là một nước lớn và chúng tôi có khả nhiều tàu, nhưng chỉ có những tàu nhỏ và điều này không xứng với vị thế của một nước lớn như Trung Quốc”, Tướng Trần Bính Đức nói. “Tất nhiên, chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai, chúng tôi sẽ có những tàu sân bay”.
Đây là một lần nữa Tướng Trần Bính Đức đề cập tới tàu sân bay của Trung Quốc, trong khi báo chí Mỹ dẫn các nguồn tin từ Trung Quốc và từ Mỹ cho rằng ngoài chiếc tàu Varyag, Trung Quốc đang tự đóng mới một chiếc tàu khác và khi chiếc tàu trong nước được hoàn thiện, Hải quân Trung Quốc sẽ có 2 tàu sân bay trong hạm đội của lực lượng này.
Thoả thuận 5 điểm
Theo thoả thuận này, hai bên sẽ lập đường dây nóng giữa lãnh đạo quân đội hai nước, trao đổi các chuyến thăm cấp cao giữa quân đội hai nước trong nửa cuối năm nay cũng như Hải quân Trung Quốc và Mỹ tiến hành tập trận chung...
Hai bên nhấn mạnh sẽ tăng cường phối hợp hành động giữa quân đội hai nước, nâng cao an ninh hàng hải và vùng trời, giảm thiểu rủi ro quân sự.
Hai bên cam kết, sẽ xây dựng nguyên tắc có lợi cho phát triển quan hệ giữa hai quân đội, tăng cường hợp tác ứng phó các thách thức an ninh khu vực và toàn cầu, cùng nhau dốc sức giữ gìn ổn định và phồn thịnh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hai bên tái khẳng định: Giao lưu và đối thoại cấp cao giữa hai quân đội là cực kỳ quan trọng, sẽ cùng nhau nỗ lực tạo ra bầu không khí tích cực cho việc này; vấn đề an ninh quân sự trên biển giữa Trung Quốc và Mỹ là hết sức quan trọng.
Tờ China Daily của Trung Quốc trong bản tin phát đi từ Bắc Kinh nói Tổng tham mưu trưởng Mike Mullen hy vọng quân đội Mỹ-Trung sẽ phát triển quan hệ thực chất, "phù hợp với vai trò đang lên của Trung Quốc cũng như quan hệ ngày càng sâu rộng giữa Bắc Kinh và Washington".
Ông Mullen cũng đã có cuộc nói chuyện với sinh viên Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nơi ông khẳng định cam kết “duy trì hiện diện tại khu vực” tuy nhiên “không nghiêng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ”.
Về phía Trung Quốc, Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân nhân dân Trần Bỉnh Đức sau cuộc gặp với Đô đốc Mullen hôm nay nói hai bên đã "tìm được tiếng nói chung trong nhiều chủ đề, nhưng cũng còn khác biệt về quan điểm trong nhiều vấn đề khác".
Trung Quốc luôn khẳng định muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, nhưng không bao giờ nhượng bộ về chủ quyền. Điều này khiến các phân tích gia luôn đặt câu hỏi bằng cách nào nan đề này có thể được giải quyết.
Ông Trần Bỉnh Đức còn nói hai bên đã thảo luận về "thái độ của một số chính trị gia Mỹ đối với Trung Quốc, về an ninh mạng và phát triển quân sự của Trung Quốc".
Theo Dantri
Cam kết “không làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông” là nội dung tuyên bố chung được Trung Quốc và Philippines công bố sau các cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Dương Khiết Trì và người đồng cấp Philippines Albert del Rosario, người vừa kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh 2 ngày.
Với 336 phiếu thuận và 87 phiếu chống, Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa chi phối ngày 8/7 đã phê chuẩn ngân sách quốc phòng tài khóa 2012 trị giá 649 tỷ USD, vượt qua sự phản đối của các nghị sĩ đã chán ngán chiến tranh và tìm cách hạn chế sự dính líu của Mỹ ở Afghanistan và Libya.
Từ ngày 9.7, Lực lượng Phòng vệ trên biển (MSDF) của Nhật Bản sẽ tập trận chung với hải quân Mỹ và Australia trên biển Đông, tại khu vực ngoài khơi bờ biển Brunei - Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo ngày 8.7.
Đảng Dân chủ của chính phủ mãn nhiệm Thái Lan hôm qua đã đệ đơn lên Ủy ban Bầu cử để khiếu kiện đảng đối lập Puea Thai “có nhiều thành viên vẫn hoạt động dù đang bị án phạt cấm hoạt động chính trị” và đòi giải tán Puea Thai vì vi phạm này.
Ngày 7/7, chính đảng lớn nhất ở Bỉ mang tên Liên minh Flemish Mới (N-VA) của cộng đồng người Bỉ nói tiếng Hà Lan đã bác bỏ cương lĩnh cải cách chính trị, do người đứng đầu đảng Xã hội của cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp Elio Di Rupo soạn thảo nhằm chấm dứt hơn một năm quốc gia bị chia rẽ vì ngôn ngữ này chưa thành lập được chính phủ mới sau tổng tuyển cử.
Quân đội Philippines kêu gọi ngư dân tăng cường cảnh giác khi hoạt động ở biển Đông vì không thể bảo đảm an toàn 100% cho họ.