“Bạn có nghĩ Hi Lạp sẽ phá sản do nợ nần không?”. Đó là nội dung thăm dò do báo Wall Street Journal thực hiện ngày 13-9 nhằm đánh giá tình hình khẩn cấp của Hi Lạp hiện nay.

“Chúng tôi ghét đồng euro, chúng tôi muốn trở lại đồng drachma” - một tài xế taxi cầm poster biểu tình phản đối ở Hi Lạp - Ảnh: Reuters

Báo Đức Der Spiegel dẫn ý kiến của giới chuyên gia tài chính châu Âu nhận định thị trường thế giới vẫn đang đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó nổi rõ mối quan ngại về khả năng vỡ nợ của Hi Lạp. Báo này dẫn lời giới quan chức trong Bộ Tài chính Đức cho rằng Hi Lạp có thể rút khỏi khu vực sử dụng đồng euro nếu vỡ nợ. Song các quan chức Hi Lạp đã bác bỏ nhận định này và cho rằng đó chỉ là vấn đề trên lý thuyết và cam kết sẽ xử lý vấn đề thâm hụt của họ trong vòng bốn tháng.

Reuters ngày 13-9 cho biết Tổng thống Mỹ Obama cũng đã cảnh báo kinh tế thế giới sẽ tiếp tục èo uột cho đến khi khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu được giải quyết. Tổng thống Obama nói Mỹ đang hợp tác với các nước châu Âu để dự thảo các gói kích thích cho các nền kinh tế dễ bị tổn thương. “Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự yếu ớt của nền kinh tế thế giới. Tôi nghĩ tình hình sẽ tiếp tục như thế nếu vấn đề không được giải quyết”- Tổng thống Obama nói và cho biết đây sẽ là đề tài chủ yếu trong hội nghị G20 diễn ra vào tháng 11-2011 tại Pháp.

Theo AFP cuối ngày 13-9, thị trường cổ phiếu châu Âu đã sụt giảm trở lại và chuyển sang báo động đỏ sau khi có nhích lên vào phiên giao dịch đầu ngày do có tin Trung Quốc không sẵn sàng mua trái phiếu chính phủ của Ý.

Khoảng một giờ sau phiên giao dịch mở cửa đầu ngày, thị trường cổ phiếu châu Âu đã rớt trở lại và lúc 8g35 (giờ GMT), cổ phiếu Frankfurt sụt 1,12%, London 0,77%, Paris 1,97%, Milan 1,33% và Madrid 1,19%.

Trước đó, chút hi vọng đã lóe lên sau khi có tin Trung Quốc có thể nhảy vào thị trường nợ châu Âu và mua lại trái phiếu chính phủ của Ý. Giá cổ phiếu New York đã tăng lên khi kết thúc phiên giao dịch cuối ngày 12-9 (Dow Jones tăng 0,63%, Nasdaq tăng 1,1%). Theo báo Financial Times, Ý có nguy cơ là nước sẽ bị hiệu ứng “domino” vỡ nợ sau Hi Lạp. “Tin Trung Quốc đang thương thảo mua trái phiếu chính phủ Ý đã làm thị trường bình tĩnh hơn, Trung Quốc từng làm dịu tình hình châu Âu khi họ mua trái phiếu của Tây Ban Nha hồi tháng 1-2011” - chuyên gia Ngân hàng Quốc gia Úc Emma Lawson nhận định. Chuyên gia Toshihiko Sakai thuộc Mitsubishi UFJ Trust and Banking cho rằng: “Trung Quốc là nước lớn duy nhất sẽ làm dịu những quan ngại của thị trường về tình hình nợ của châu Âu”.

Thế nhưng, hi vọng này dường như đã lùi xa, dẫn đến sự sụt giảm trở lại của thị trường cổ phiếu châu Âu.

AFP cho biết khủng hoảng nợ công trong khối đồng euro đã gây lo ngại cho thị trường cổ phiếu từ nhiều tháng qua và Ý là nước nằm trong số những nước châu Âu gây lo ngại nhất cho các nhà đầu tư.

Vào tháng 3, Rome đã đưa ra một kế hoạch thắt lưng buộc bụng mới trị giá 54,2 tỉ euro nhằm giúp Ý cân bằng ngân sách vào năm 2013 và giảm khoản nợ công khổng lồ của mình (chiếm 120% GDP). Thế nhưng, kế hoạch này đã không trấn an nổi các nhà đầu tư.

Trong khi những lo lắng liên quan đến Ý đang tăng lên thì hồ sơ về con nợ Hi Lạp vẫn luôn gây lo âu cho các thị trường cổ phiếu và làm lung lay các ngân hàng vốn từ lâu đã khốn khổ với những món nợ công khổng lồ. Khả năng phá sản của Hi Lạp không chỉ được cảm nhận qua các thị trường cổ phiếu mà còn được trực tiếp nêu ra qua phát biểu của Phó thủ tướng Đức Philipp Rosler trong một cuộc trao đổi với báo Die Welt.

“Mục đích của chúng ta rất rõ ràng. Chúng ta cần bình ổn khu vực đồng euro”- người phát ngôn của Thủ tướng Angela Merkel, ông Steffen Seibert, nói.

Ngày 13-9, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã đề cập đến khả năng phá sản của Hi Lạp khi tuyên bố cần phải “ngăn chặn mọi diễn biến không thể kiểm soát nổi trong khối đồng euro”.

“Ưu tiên tuyệt đối là ngăn chặn tình trạng mất khả năng thanh toán không thể kiểm soát nổi, bởi vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến Hi Lạp mà còn vì nguy cơ nó gây ra cho tất cả chúng ta hay ít nhất cho rất nhiều nước khác là rất lớn” - bà A. Merkel nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn Đài phát thanh Inforadio.

 

                                                                          Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Lá cờ Mỹ bay trên khu vực Ground Zero, nơi tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới sụp đổ, ở New York - Ảnh: Reuters
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chính sách đối ngoại Mỹ sau sự kiện 11-9 có thay đổi ?

Mười năm sau ngày 11-9, chúng ta bắt đầu nhận ra viễn cảnh tác động của cuộc khủng bố ngày 11-9 đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Có một khuynh hướng tự nhiên cho rằng cuộc tấn công đó đã thay đổi tất cả. Một thập kỷ đã trôi qua nhưng kết luận đó vẫn chưa được lý giải một cách đầy đủ. Ngày 11-9 đã thay đổi trọng tâm và chính sách đối ngoại của chính quyền Bush. Nhưng cách tiếp cận mới của chính quyền Bush từng nhận được nhiều sự ủng hộ lẫn chỉ trích, đã không thay đổi nhiều so với các lý thuyết đương đại.

Khủng bố nhằm vào binh sĩ Mỹ ở Afghanistan, 77 người bị thương

Ngay trước ngày 11/9, một vụ khủng bố tự sát bằng xe bom nhằm vào lính Mỹ ở Afghanistan đã làm 77 lính Mỹ bị thương. Vụ việc là lời nhắc nhở rằng 10 năm sau vụ 11/9, gần 100.000 lính Mỹ vẫn đang tham gia cuộc chiến chưa có dấu hiệu kết thúc.

Tân Chính phủ Libya sẽ được lập trong 10 ngày tới

Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) Mahmud Jibril cho biết một chính phủ chuyển tiếp mới sẽ được thành lập tại quốc gia này trong vòng 10 ngày tới.

Nhật kỷ niệm 6 tháng xảy ra động đất

Nhiều nơi ở Nhật Bản ngày 11-9 đã tổ chức lễ tưởng niệm vào lúc 14 giờ 46 phút giờ địa phương để kỷ niệm 6 tháng xảy ra động đất và sóng thần gây chấn động miền Đông Bắc nước này, làm hơn 20.000 người chết hoặc mất tích và gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân.

Nước Mỹ và thế giới - những thay đổi chưa từng có kể từ vụ 11/9

Loạt vụ tấn công khủng bố 11/9 không chỉ làm thay đổi nhận thức của người dân Mỹ về một thế giới an toàn, mà còn khiến nước Mỹ có những thay đổi chưa từng có kể từ thời Chiến tranh Lạnh, và chi phối mạnh cục diện thế giới trong thập niên qua.

Triều Tiên diễu binh rầm rộ mừng Quốc khánh

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Il và con trai út Kim Jong-Un, người được dự đoán sẽ kế nhiệm cha, hôm nay đã xuất hiện trong một cuộc diễu binh rầm rộ tại thủ đô Bình Nhưỡng để kỷ niệm 63 năm Quốc khánh Triều Tiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục