Dân số thế giới sẽ chính thức đạt mức 7 tỉ người vào ngày 31-10 tới đây, theo dự báo của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA). Dân số tăng nhanh, đặc biệt là ở những vùng kém phát triển như Ấn Độ và châu Phi, đã làm dấy lên nhiều lo ngại về phát triển bền vững.

Chẳng hạn, Nigeria, hiện có 159 triệu người, theo thống kê của UNFPA, có tỉ lệ tăng dân số 2,5% mỗi năm. Với tốc độ đó, quốc gia châu Phi này là nước đông dân thứ bảy trên hành tinh và có thể trở thành đối thủ với những siêu cường dân số như Trung Quốc và Ấn Độ vào cuối thế kỷ này.

“Không thể tưởng tượng được làm sao họ có thể phát triển bền vững với tốc độ tăng như thế”, báo Canada The Star dẫn lời John Bogaarts, phó chủ tịch Tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận Hội đồng dân số có trụ sở tại New York.

Liên Hiệp Quốc đã khiến các nhà dân số học bị sốc khi đưa ra tuyên bố vào tháng 5 rằng do con người sống lâu hơn và đang sinh đẻ nhanh hơn dự kiến, chúng ta sẽ đạt mức 9,3 tỉ người vào giữa thế kỷ và hơn 10 tỉ người vào năm 2100. Để so sánh, dân số thế giới năm 1800 là 1 tỉ người, 1960 là 3 tỉ người và 1999 là 6 tỉ người.

“97% trong số 2,3 tỉ người tăng thêm từ giờ tới năm 2050 là ở các nước kém phát triển, với 38% ở những nước kém phát triển nhất”, các nhà môi trường và kinh tế học cảnh báo.

“Thế giới đang trải qua giai đoạn tăng dân số nhanh nhất trong lịch sử loài người” - David Bloom, giáo sư kinh tế và nhân khẩu học tại khoa y tế công cộng Đại học Harvard, Mỹ, bình luận.

Các nhà môi trường và kinh tế học cảnh báo hành tinh hiện đang quá tải với sự có mặt ngày càng đông đúc của con người, như Bloom chỉ ra, “97% trong số 2,3 tỉ người tăng thêm từ giờ tới năm 2050 là ở các nước kém phát triển, với 38% ở những nước kém phát triển nhất”.

Tình hình ảm đạm nhất ở châu Phi, nơi “tốc độ tăng quá nhanh đến mức Liên Hiệp Quốc dự báo châu lục này sẽ có thêm 1 tỉ người vào năm 2050 và thêm 3 tỉ người vào năm 2100 - Bogaarts nói - Tức là châu Phi đang tăng dân số rất nhanh và đó là châu lục nghèo nhất. Đây không phải là điều tốt”.

Bất chấp nhiều hứa hẹn tại các hội nghị G8, G20 và Liên Hiệp Quốc, cho đến giờ công tác kế hoạch hóa gia đình vẫn diễn ra chậm chạp. Các thông báo của Liên Hiệp Quốc cho biết tiền tài trợ thiện nguyện cho các biện pháp tránh thai và bao cao su gần như không đổi trong suốt thập niên 1990, chỉ ở mức 238 USD vào năm 2009.

Tuần trước tại Liên Hiệp Quốc, cựu tổng thống Ireland Mary Robinson, giờ là một nhà hoạt động cho quyền phụ nữ, kêu gọi cộng đồng quốc tế “thực hiện cam kết 17 năm trước ở Hội nghị quốc tế Liên Hiệp Quốc về dân số và phát triển ở Cairo, nơi họ đã đồng ý sẽ đảm bảo phụ nữ trên toàn thế giới có thể tiếp cận các biện pháp tránh thai vào năm 2015”.

Theo UNFPA và Viện Guttmacher, một tổ chức nghiên cứu dân số tại Mỹ, tài trợ cho các biện pháp kế hoạch hóa gia đình hiện đại và đầy đủ trên toàn cầu sẽ tiêu tốn khoảng 6,7 tỉ USD mỗi năm. Nghe thì nhiều nhưng hiện nước Mỹ đang tiêu số tiền tương đương vào cuộc chiến Iraq mỗi tháng, theo con số của cơ quan nghiên cứu quốc hội nước này.

 

                                                                      Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Saadi Gaddafi, con trai Đại tá Muammar Gaddafi.

"Nhóm người nhà ông Gaddafi vẫn đang ở Algeria"

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Algeria, Amar Belani cho biết toàn bộ thân nhân của nhà lãnh đạo Libya bị lật đổ Muammar Gaddafi được phép cư trú ở nước này "vẫn chưa rời" Algeria như một số phương tiện thông tin đưa tin trước đó.

Mỹ phá âm mưu nổ tung Lầu Năm Góc

Một công dân Mỹ 26 tuổi đã bị bắt giữ vì có âm mưu dùng máy bay điều khiển từ xa chứa thuốc nổ tấn công Lầu Năm Góc và Đồi Capitol tại Washington DC.

G20 ưu tiên giảm thất nghiệp

Cuộc họp tại Paris (Pháp) của các bộ trưởng lao động thuộc nhóm các nước phát triển và đang phát triển (G20) ngày 27-9 đã nhất trí đưa vấn đề giảm thất nghiệp trở thành ưu tiên của khối trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với khủng hoảng kép về kinh tế.

Hàn Quốc xây căn cứ gần đảo tranh chấp

Căn cứ này nằm gần đảo tranh chấp với Nhật Bản, đủ chỗ chứa, có bến tàu đủ rộng để chứa tàu khu trục Aegis và tàu đổ bộ Dokdo

Tai nạn tàu điện ngầm ở Trung Quốc, 270 người bị thương

Chiều 27.9, một đoàn tàu điện ngầm ở Thượng Hải đã va chạm phần đuôi với một đoàn tàu khác, làm bị thương ít nhất 270 người, trong đó có 3 người bị thương nặng, nhưng không ai bị nguy hiểm đến tính mạng.

Trung Quốc đóng cửa 5.000 công ty chế biến, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng

Tân Hoa xã dẫn nguồn tin từ Cơ quan Kiểm tra An toàn Thực phẩm Trung Quốc cho biết, trong 5 tháng thực hiện chiến dịch truy lùng thực phẩm kém chất lượng, các nhà chức trách đã bắt giữ hơn 2.000 nghi phạm, 5.000 công ty bị buộc phải đóng cửa và thu giữ hàng tấn thực phẩm kém chất lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục