Palestine vừa chính thức được UNESCO công nhận tư cách thành viên đầy đủ, trong khi Mỹ quyết định dừng hỗ trợ ngân sách cho tổ chức này nhằm phản đối quyết định trên.

 
Ngoại trưởng Palestine Riyad al-Malki phát biểu trước UNESCO hôm qua. Ảnh: AFP

Hôm qua, các nước thành viên của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã bỏ phiếu vòng cuối để quyết định tư cách thành viên của Palestine. Với 107 phiếu thuận, 14 phiếu chống và 52 phiếu trắng, Palestine chính thức trở thành thành viên của tổ chức này.

"Việc công nhận Palestine làm thành viên của UNESCO là một chiến thắng cho các quyền, cho công bằng và tự do của chúng tôi", phát ngôn viên Palestine dẫn lời Tổng thống Mahmud Abbas nói.

Tuy nhiên, quyết định này của UNESCO lập tức gặp phải sự phản đối kịch liệt từ Mỹ và nước láng giềng của Palestine là Israel.

"Đây chỉ là hành động đơn phương của Palestine, không những không mang lại thay đổi gì trong tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên mà còn loại bỏ khả năng về một thỏa thuận hòa bình", AFP dẫn lời Bộ Ngoại giao Israel.

Đại sứ Israel Nimrod Barkan thì chỉ trích rằng các nước đã thông qua một "phiên bản tiểu thuyết khoa học viễn tưởng" khi thừa nhận một nước không tồn tại là thành viên của một tổ chức khoa học. Ông cho rằng cuộc bỏ phiếu này dù chỉ có ý nghĩa tượng trung nhưng vẫn có thể gây một hiệu ứng dây chuyền đối với các cơ quan chuyên ngành khác của Liên Hợp Quốc.

Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ cắt nguồn hỗ trợ cho ngân sách của tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc. Mỹ là đồng minh hàng đầu của Israel. Từ những năm 1990, Mỹ đã dừng hỗ trợ tài chính đối với với bất kỳ tổ chức nào của Liên Hợp Quốc chấp nhận Palestine là thành viên. Mỹ hiện đóng góp 22% trong ngân sách hàng năm của UNESCO.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho rằng động thái của UNESCO là "quá vội vàng và làm suy yếu mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế về một nền hòa bình toàn diện và lâu dài ở Trung Đông."

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Palestine Riyad al-Malki khẳng định quyết định của UNESCO và việc nối lại đàm phán hòa bình với Israel không liên quan đến nhau. Vòng đàm phán này bị trì hoãn do Israel xây dựng các khu định cư trên lãnh thổ mà Palestine chiếm đóng.

Chiến thắng của Palestine cũng nhận được nhiều sự ủng hộ. Pháp, trước đó từng lên tiếng nghi ngờ về quyết định này, cuối cùng đã chấp thuận để Palestine gia nhập UNESCO cùng hầu hết các nước Ả rập, châu Phi, Mỹ Latin và các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ. Nhật Bản và Anh để phiếu trắng.

Sau cuộc bỏ phiếu hôm qua, trưởng ban chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton đã kêu gọi các nước duy trì sự ủng hộ đối với UNESCO. "Đây là quyết định cho hòa bình, bản sắc, văn hóa, di sản và tự do ngôn luận", bà Catherine nói. "Do đó, EU kêu gọi các bên hãy suy nghĩ trước khi hành động".

Tổng thống Palestine Abbas trình đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc hồi tháng 9 và Hội đồng Bảo an dự kiến sẽ nhóm họp vào 11/11 tới để quyết định việc tổ chức bỏ phiếu chính thức về đề xuất này.

Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Mỹ tuyên bố sẽ phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào công nhận Palestine là thành viên Liên Hợp Quốc. Washington đã tẩy chay UNESCO trong giai đoạn 1984-2003 và gọi đó là "sự chênh lệch ngày càng lớn giữa chính sách đối ngoại của Mỹ và các mục tiêu của UNESCO". Tuy nhiên, Tổng thống Barack Obama vẫn xem UNESCO là một lợi ích chiến lược và là phương tiện đa phương hữu ích để mở rộng các giá trị phương Tây.

 

                                                               Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Một gia đình chạy lụt ở Bangkok - Ảnh: Minh Quang
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nga phóng thành công tàu con thoi lên Trạm Không gian Quốc tế

Nga thông báo tàu con thoi chở hàng không người lái Progress (Tiến Bộ) đã được phóng thành công hôm qua, 30/10, lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) - sau vụ phóng thất bại hồi tháng 8 vừa qua.

NATO dừng sứ mệnh quân sự ở Libya vào 31/10

Ngày 28/10, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) tuyên bố sẽ chính thức chấm dứt sứ mệnh tại Libya vào ngày 31/10.

Cựu Tổng Giám đốc IMF rao bán nhà ở Mỹ

Cựu Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn vừa rao bán ngôi biệt thự sang trọng tại Georgetown, tây bắc thủ đô Washington, với giá 5,2 triệu USD.

Thái Lan: Làn sóng di tản khỏi thủ đô Bangkok tránh nước lũ

Theo Bangkok Post, ngày 27-10, người dân ở các quận Don Muang, Bang Phlad, Thawi Wattna đã bị buộc phải di tản đến nơi an toàn trong khi lũ tiếp tục tràn vào nhiều khu vực ở thủ đô Bangkok. Hơn 90% diện tích của quận Don Muang đã bị nước lũ nhấn chìm.

Đức cải tổ quân đội triệt để nhất trong 56 năm qua

Ngày 26/10, Chính phủ Đức bắt đầu tiến hành cuộc cải tổ quân đội triệt để nhất trong 56 năm kể từ khi lực lượng này được thành lập.

Con trai Gaddafi muốn đầu hàng?

Con trai Saif al-Islam của Gaddafi và cựu giám đốc tình báo Abdullah al-Senoussi có ý định tự thú trước Toà án Hình sự quốc tế - một quan chức cao cấp trong Hội đồng dân tộc chuyển tiếp NTC cho biết hôm 26.10.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục